Thủ tướng đến Tokyo dự 50 năm quan hệ ASEAN – Nhật Bản

Đầu giờ chiều, theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Haneda ở Thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN – Nhật Bản và tiến hành các hoạt động song phương tại Nhật Bản từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 năm 2023 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.

Dự kiến trong chuyến công tác, cùng với dự các hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản, Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng không (AZEC) do Thủ tướng Nhật Bản chủ trì. Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng có các cuộc gặp song phương với lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế dự Hội nghị.

Thủ tướng cũng sẽ có các cuộc hội đàm, hội kiến, tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao Nhật Bản; thăm địa phương của Nhật Bản; làm việc, tọa đàm với các tập đoàn kinh tế của Nhật Bản; xúc tiến hợp tác lao động Việt Nam – Nhật Bản.

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; khẳng định vai trò, trách nhiệm và đóng góp vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN hòa bình, thịnh vượng và quan hệ ASEAN – Nhật Bản ngày càng sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam về tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu; cam kết mạnh mẽ và đóng góp trách nhiệm của một Việt Nam; truyền đi thông điệp về một Việt Nam hòa hiếu, chân thành, tin cậy, sẵn sàng tăng cường quan hệ hữu nghị, đối thoại và hợp tác cùng có lợi, xây dựng môi trường khu vực và quốc tế hòa bình, ổn định với các nước.

Đặc biệt, chuyến công tác cũng cụ thể hóa, triển khai giai đoạn hợp tác mới trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới với Nhật Bản; tạo động lực mạnh mẽ cho việc tăng cường hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho hai đất nước, nhân dân hai nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Quân chủng Hải quân tiếp tục đẩy mạnh xây dựng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ" không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 ở sân bay Gia Lâm, Hà Nội, hàng trăm loại vũ khí, khí tài hiện đại của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã được trưng bày.

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế, vai trò là lực lượng quân đội anh hùng của dân tộc, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Cách đây 10 năm, Bộ Quốc phòng đã thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam, tiền thân của Cục Gìn giữ hòa bình hiện nay, đánh dấu sự ra đời của lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam. Trong đó, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã góp phần không nhỏ lan tỏa nét đẹp của người lính Cụ Hồ đến với bạn bè quốc tế.