Thủ tướng dự Lễ khánh thành hai tuyến đường bộ cao tốc
Tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài gần 78,5 km, đi qua ba tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; có tổng mức đầu tư 8.925 tỉ đồng; do liên danh Tập đoàn Đèo Cả, Công ty xây dựng Đèo Cả và Công ty đầu tư xây dựng 194 đầu tư. Khi đi vào khai thác sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Nha Trang còn khoảng 5 giờ đi ô tô, thay vì mất 8 giờ nếu đi Quốc lộ 1 như trước đây.
Tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt dài 50,5 km nối hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh; do liên danh đầu tư, với tổng số vốn hơn 11.000 tỷ đồng; khi đưa vào sử dụng sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến TP Vinh, tỉnh Nghệ An chỉ còn hơn 3 giờ đi ô tô.
Với hai đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo có tổng chiều dài 129 km được đưa vào khai thác đã nâng tổng chiều dài tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác lên 1.226 km, trong số tổng chiều dài 2.064 km của tuyến cao tốc Bắc Nam từ tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Cà Mau.
Thủ tướng nhấn mạnh, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là một trong ba đột phá chiến lược, được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện. Việc đưa vào khai thác Dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Dự án Diễn Châu - Bãi Vọt vào khai thác đưa tổng chiều dài các tuyến cao tốc trên cả nước đưa vào khai thác đến nay đạt hơn 2.000 km.
Thủ tướng tin tưởng, với đà phát triển này, nước ta sẽ đạt mục tiêu có 5.000 km đường cao tốc vào năm 2030.
Chỉ rõ 5 bài học kinh nghiệm quý trong công tác chỉ đạo điều hành, thời gian tới, để phát huy tối đa hiệu quả của Dự án này và các dự án cao tốc nói chung, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành, địa phương tổ chức, hướng dẫn vận hành, khai thác bảo đảm an toàn, hiệu quả các tuyến cao tốc; xây dựng kế hoạch đầu tư hoàn chỉnh dự án theo quy mô quy hoạch trong tương lai; kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên bảo đảm an toàn trong khai thác; triển khai xây dựng đầy đủ các công trình tiện ích đi kèm như trạm dừng nghỉ, trạm cung cấp nhiên liệu...
Đồng thời, các nhà đầu tư, nhà thầu, nhà tư vấn cũng như các bộ, ngành, địa phương rà soát, đúc rút, vận dụng hiệu quả các kinh nghiệm từ Dự án này và các dự án đã thực hiện để nâng cao hiệu quả triển khai các công trình, dự án tiếp theo.
Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).
Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.
0