Thủ tướng kiểm tra cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Trong chương trình công tác tại Đồng bằng sông Cửu Long, chiều 12/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc, động viên các lực lượng thi công đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

Dự án đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, được khởi công từ ngày 1/1/2023, dài hơn 110 km, đi qua 5 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau; có tổng vốn đầu tư hơn 27.500 tỷ đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra, tặng quà động viên lực lượng thi công Dự án tại nút giao IC5 Km47+800 thuộc xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra, tặng quà động viên lực lượng thi công Dự án tại nút giao IC5 Km47+800.

Thủ tướng cảm ơn và mong muốn lực lượng thi công tiếp tục khắc phục khó khăn, tranh thủ thời tiết, tổ chức thi công “3 ca, 4 kíp”, “vượt nắng, thắng mưa”, “thi công xuyên ngày nghỉ lễ”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương” để kịp tiến độ, phấn đấu vượt tiến độ; cùng với đó đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Thủ tướng cảm ơn và mong muốn lực lượng thi công tiếp tục khắc phục khó khăn.

Sau khi kiểm tra dự án, tặng quà động viên lực lượng thi công Dự án và thăm hộ dân nhường đất cho dự án, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, Ban quản lý dự án và nhà thầu nhằm giải quyết những vướng mắc, thúc đẩy triển khai dự án.

Thủ tướng khẳng định, có được thành quả này là sự nỗ lực, quyết tâm rất cao cảu Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và nhân dân nơi có dự án đi qua và kỹ sư, công nhân thi công trên công trường.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, Ban quản lý dự án và nhà thầu.

Với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, các tỉnh, thành phố có dự án đi qua khẩn trương, dứt điểm hoàn thành giải phóng mặt bằng; phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để có mặt bằng sạch cho các đơn vị thi công, hoàn thành trong tháng 7/2024.

Thủ tướng đề nghị các địa phương huy động cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp địa phương tham gia các phần việc, hạng mục trong phạm vi năng lực; hỗ trợ hậu cần, động viên lực lượng thi công… tạo sức mạnh tổng hợp, phong trào thi đua xây dựng công trình, vì đây là công trình chiến lược quốc gia, vì sự phát triển của đất nước, khu vực và của chính người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự báo do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội có thể vẫn sẽ có mưa lớn. Nếu buộc phải di chuyển ngoài đường, hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người xung quanh.

Khi đi qua cầu Nhật Tân, Hà Nội, một số xe tải lớn đã chủ động đi chậm để che chắn gió mạnh, bảo vệ các xe máy đi làn trong khỏi bị gió thổi bay.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, đã tuần tra, kiểm soát theo phương châm "4 tại chỗ" trên các tuyến đường, khắc phục các sự cố do mưa bão, giúp người dân di chuyển thuận lợi.

Ngay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, giảm thiệt hại và đảm bảo cung cấp điện ổn định cho người dân.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết sẽ không cắt điện ngày 7/9, trừ một số khu vực gặp sự cố được chủ động cắt điện để đảm bảo an toàn.

Đây là thống kê đến 17h30 ngày 7/9 của Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và ứng phó sự cố, thiên tai trong bão số 3.