Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các nước ASEAN tiếp kiến Quốc vương Campuchia
Trên cương vị nước chủ nhà, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen cảm ơn Quốc vương đã dành thời gian tiếp lãnh đạo các nước ASEAN. Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh với chủ đề "ASEAN Hành động: Cùng ứng phó các thách thức chung", Campuchia mong muốn củng cố tinh thần đoàn kết, sự chung tay nỗ lực của ASEAN trước các vấn đề đặt ra ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Đây cũng chính là tinh thần làm nên những dấu mốc thành tựu quan trọng của ASEAN trong 55 năm qua. Các hội nghị cấp cao trong những ngày tới sẽ là dịp để đánh giá kết quả đạt được trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, tiếp tục thúc đẩy hợp tác thực chất với các đối tác và trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm.
Quốc vương Campuchia vui mừng chào đón các nhà lãnh đạo ASEAN tới dự Hội nghị Cấp cao ASEAN vào đúng dịp kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN. Nhìn lại chặng đường hơn 5 thập kỷ qua, Quốc vương nhấn mạnh sự chuyển mình mạnh mẽ của ASEAN để trở thành một cộng đồng gắn kết về chính trị và liên kết về kinh tế như ngày hôm nay. Trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương ASEAN, vai trò trung tâm của ASEAN ngày càng được khẳng định rõ nét thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, đóng góp hiệu quả vào hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.
Vinh dự khi Campuchia đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2022, Quốc vương Norodom Sihamoni nhấn mạnh "Đất nước Chùa Tháp" mong muốn thúc đẩy tinh thần đoàn kết và tự cường, tạo cơ sở vững chắc cho thành công của ASEAN, tăng cường các nỗ lực phục hồi bền vững sau dịch bệnh, phát triển kinh tế-xã hội hài hòa và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa các nước ASEAN và các đối tác. Quốc vương tin tưởng rằng sự trao đổi thiện chí và chân thành giữa các nước sẽ góp phần củng cố giá trị đối thoại, hợp tác, thúc đẩy tin cậy và sự hiểu biết giữa các nước.
Quốc vương Norodom Sihamoni khẳng định Campuchia sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các nước giữ vững đà hợp tác của Cộng đồng ASEAN, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN cùng chung tay tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề hiện nay.
Thay mặt ASEAN, Quốc vương Hassanal Bolkiah của Brunei (nước giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2021) và Tổng thống Joko Widodo của Indonesia (nước giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2023) đã cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của Quốc vương Norodom Sihamoni và người dân đất nước Campuchia, chúc mừng Campuchia về thành tựu kinh tế-xã hội cũng như thành công trong kiểm soát và phục hồi sau dịch bệnh.
Trong năm qua, với tinh thần "ASEAN Hành động: Cùng ứng phó các thách thức chung", Chủ tịch Campuchia đã phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết và tự cường của ASEAN, đưa hợp tác và liên kết ASEAN đạt nhiều bước tiến mới, khẳng định vai trò và trách nhiệm của ASEAN trước các biến động nhanh chóng, khó lường, các thách thức đa chiều và diễn biến phức tạp tại nhiều điểm nóng ở khu vực và thế giới.
Các nước bày tỏ tin tưởng rằng dưới sự chủ trì của Campuchia trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2022, các hội nghị cấp cao ASEAN sẽ đạt kết quả thực chất và khẳng định ủng hộ Campuchia, bảo đảm thành công của các hội nghị nói riêng và của năm Chủ tịch ASEAN nói chung, tạo tiền đề và động lực cho hợp tác của ASEAN trong những năm tới trên tinh thần "Một tầm nhìn, Một bản sắc, Một cộng đồng".
* Tại cuộc tiếp kiến, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni dành sự chào đón nồng hậu đối với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cảm ơn sự ủng hộ và hỗ trợ tích cực của Việt Nam đối với năm Chủ tịch ASEAN 2022 của Campuchia. Trên cơ sở quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ nỗ lực của Campuchia, tăng cường phối hợp giữa hai nước cùng đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh.
* Chiều 10/11, lãnh đạo các nước ASEAN tham dự phiên đối thoại với đại diện Đại hội đồng liên nghị viện các nước ASEAN, Thanh niên và Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ABAC).
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
0