Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng | Hà Nội tin mỗi chiều
Thủ tướng phát động và đăng ký hiến tặng mô tạng
Sáng 19/5, lễ phát động đăng ký hiến tặng mô tạng cứu người với thông điệp “Cho đi là còn mãi” đã diễn ra tại Bệnh viện Việt Đức, với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một lễ phát động hiến mô tạng với sự tham gia của Thủ tướng cùng nhiều ban bộ ngành, đoàn thể, chức sắc tôn giáo, thầy thuốc.
Việt Nam đã làm chủ được kỹ thuật ghép các loại tạng, các công nghệ, kỹ thuật ghép tạng. Hiện có 26 bệnh viện ghép tạng thành công, ghép được hầu hết các tạng trên người như thận, gan, tim, phổi, tụy, với hơn 1.000 ca ghép tạng mỗi năm. Song nguồn mô tạng của người hiến ở nước ta còn khan hiếm so với nhu cầu cần được ghép. Hàng chục nghìn người bệnh vẫn đang giành giật sự sống từng ngày để chờ được ghép tạng. Nếu không đủ nguồn mô tạng của người hiến thì hàng chục nghìn người bệnh vẫn sẽ phải tiếp tục chờ đợi và nhiều người có thể ra đi vì bệnh tật hiểm nghèo. Trong khi đó, một người chết não hiến tạng có thể cứu sống được 8 -10 người khác, giúp giảm gánh nặng bệnh tật cho người bệnh, gia đình người bệnh và xã hội.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Chủ tịch Hội vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, Chính phủ cũng nên quy định nguồn tạng từ người hiến tặng là tài sản quốc gia như một số nước đã quy định. Hiến tạng và được ghép tạng là quyền công dân cần đảm bảo công bằng, công khai và minh bạch.
Ghép tạng là thành tựu y học quan trọng, dù Việt Nam đi sau nhưng trình độ ghép tạng đã ngang bằng nhiều nước và tỷ lệ sống cao hơn nhiều nước. Ngành ghép tạng của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu là kết quả của ba yếu tố: chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước; sự nỗ lực của các thầy thuốc và toàn ngành y tế, các hội vận động hiến tạng; đặc biệt là sự hy sinh cao cả của những người và gia đình hiến tạng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt nhấn mạnh, ghép tạng là một trong những thành tựu quan trọng nhất của nền y học thế giới từ thế kỷ 20. Chúng ta rất tự hào, mặc dù đi sau thế giới 50 năm và sau các nước trong khu vực khoảng 20 năm. Nhưng đến nay trình độ ghép tạng của Việt Nam đã ngang bằng nhiều nước và tỷ lệ sống sau ghép tạng ở Việt Nam còn cao hơn so với một số quốc gia phát triển, trong khi chi phí rẻ hơn rất nhiều. Nhắc lại phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào tháng 11/2021 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng”. Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ những thành tựu quan trọng ghép tạng thời gian qua là minh chứng rõ nét của tình thương và lòng nhân ái.
Bên cạnh những thành tựu rất đáng trân trọng, theo Thủ tướng vẫn còn đó những lo toan, băn khoăn, trăn trở khi số lượng ca ghép tạng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ghép tạng của nhân dân. Mặt khác, ở Việt Nam hiện nay hơn 94% tạng ghép là từ nguồn hiến sống, tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại đối với sức khỏe người hiến. Trong khi ở các nước phát triển, tỉ lệ hiến tạng từ nguồn hiến sống chỉ từ 10-50%. Tỉ lệ này ở một số nước có nền văn hóa tương đồng Việt Nam như: Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc là từ 20-60%, thấp hơn nhiều so với nước ta. Người chết não đăng ký hiến tạng còn rất thấp. Việc huy động nguồn lực và các cơ chế, chính sách liên quan đến ghép tạng còn những hạn chế, bất cập.
Đề nghị lấy ngày 19/5 hàng năm – Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Ngày tri ân những người hiến tặng mô tạng. Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ biết ơn những tấm lòng vàng, nghĩa cử cao đẹp của những con người, gia đình với tấm lòng hy sinh cao cả đã tình nguyện hiến mô tạng - một phần vô giá của cơ thể mình, người thân của mình để “thắp sáng niềm tin - tiếp nối hy vọng”, mở ra cơ hội sống cho nhiều người khác. Tại lễ phát động, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng gia đình đăng ký hiến mô tạng để góp phần tạo phong trào, xu thế đăng ký hiến tạng trên cả nước. Thủ tướng mong muốn và tin tưởng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương với sự nhận thức sâu sắc, lòng nhân ái, sự sẻ chia của toàn xã hội, công tác ghép tạng và hệ thống hiến mô tạng ở Việt Nam sẽ ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Ngày càng có nhiều người đăng ký hiến mô tạng mang lại niềm tin, hy vọng cho những người bệnh, tô thắm tình nghĩa đồng bào ruột thịt, truyền thống "con Lạc cháu Hồng"của dân tộc.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, lễ phát động “Đăng ký hiến tặng mô tạng - Cho đi là còn mãi” ngày hôm nay (19/5) là bước khởi đầu của một hành trình tiến tới bảo đảm nguồn mô tạng cứu người. Để hành trình này được lan tỏa trong tương lai, bền vững và hiệu quả, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cũng đề nghị các bộ, ban ngành, tổ chức chính trị, xã hội phối hợp với Bộ Y tế tuyên truyền, vận động người dân đăng ký hiến mô tạng. Các đơn vị thuộc Bộ Y tế tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế về hiến tạng, ghép tạng; xây dựng chính sách cho hoạt động tư vấn, hiến mô tạng, vận chuyển mô tạng và chi phí ghép tạng cho người bệnh.
Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất lương hành chính sự nghiệp
Một trong những nội dung được hàng triệu giáo viên quan tâm nhất trong dự thảo Luật Nhà giáo là quy định tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Thông tin về việc lương tăng cùng với đó là nhiều các chính sách hỗ trợ cho các nhà giáo hiện đang mang tới niềm hy vọng cho rất nhiều thầy cô.
Dự thảo Luật Nhà giáo có 5 chính sách cơ bản gồm: định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo.
Khi thực hiện cải cách tiền lương đối với giáo viên, từ ngày 1/7 cơ cấu tiền lương mới của giáo viên sẽ thay đổi. Lương cơ bản chiếm 70% tổng quỹ lương, các khoản phụ cấp chiếm 30% tổng quỹ lương. Lương xếp theo vị trí việc làm, phân định rõ năng lực, trách nhiệm giáo viên. Phụ cấp mới dành cho giáo viên gộp 3 khoản phụ cấp: ưu đãi theo nghề, trách nhiệm theo nghề, phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Phụ cấp thâm niên bị bãi bỏ. Việc lương nhà giáo được tính toán ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp theo dự thảo Luật Nhà giáo nhưng lại cắt bỏ phụ cấp thâm niên đang khiến nhiều giáo viên tâm tư, lo lắng lương mới dự kiến áp dụng từ 1/7 sẽ thấp hơn lương hiện tại.
Về vấn đề này, ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho hay, dự thảo Luật Nhà giáo đảm bảo xếp lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp; đảm bảo bình đẳng giữa nhà giáo công lập và ngoài công lập. Theo quy tắc xây dựng tiền lương mới, tiền lương cơ bản chiếm 70%, phụ cấp ưu đãi chiếm 30%. Riêng ngành giáo dục sẽ được hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất. Ông Đức khẳng định, theo quy định tiền lương mới không thấp hơn tiền lương cũ, trong trường hợp thấp hơn nhà giáo sẽ được bảo lưu mức cũ. Điều này hướng tới việc giúp các nhà giáo yên tâm làm việc, cống hiến và phát triển nghề nghiệp, thu hút, trọng dụng và ưu đãi với người có tài năng làm nhà giáo. Đồng thời thu hút nhà giáo về công tác và công tác lâu dài trong ngành Giáo dục, đặc biệt ở các vùng khó khăn.
Một trong những quy định mới thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội được nêu trong Dự thảo Luật Nhà giáo là quy định chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo. Đây là văn bản xác nhận tư cách nhà giáo do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người đạt tiêu chuẩn chức danh nhà giáo theo quy định. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết việc cấp chứng chỉ hành nghề sẽ giúp nâng cao vị thế của nhà giáo, nhằm phân biệt với những "nhà giáo tự xưng" trên mạng xã hội - vốn không đủ tiêu chuẩn dạy học. Theo ông Phạm Ngọc Thưởng - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đây không phải là tăng cường quản lý nhà giáo hay tăng thêm sức ép về văn bằng, chứng chỉ đối với nhà giáo mà để phát triển nhà giáo. Một nhà giáo có thể có nhiều hơn một chứng chỉ theo nhu cầu và năng lực của nhà giáo đó. Trong lúc chúng ta đang tinh giản bộ máy công chức và viên chức thì một người có thể làm nhiều việc nếu họ có năng lực.
Để không gây xáo trộn khi áp dụng quy định về chứng chỉ hành nghề, dự thảo Luật Nhà giáo đã tính toán phương án chuyển tiếp thuận lợi cho 1,6 triệu nhà giáo được tuyển dụng vào ngành trước khi luật có hiệu lực sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề mà không cần sát hạch. Các nhà giáo đã nghỉ hưu, nếu có nguyện vọng cũng được cấp chứng chỉ hành nghề để ghi nhận những cống hiến cho sự nghiệp giáo dục hoặc sử dụng để tiếp tục hoạt động nghề nghiệp./.
- Bãi giữa sông Hồng sẽ thành công viên văn hóa | Hà Nội tin mỗi chiều
- Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội sắp xây cầu 20.000 tỷ nối Tây Hồ với Đông Anh | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hàng triệu công chức, viên chức sẽ được tăng lương thêm 30% | Hà Nội tin mỗi chiều
- Nhà giáo cần có chứng nhận nghề nghiệp | Hà Nội tin mỗi chiều
Tối 17/11, ở chùa Bái Đính, một chương trình đặc biệt - Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông với thông điệp "Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại” một lần nữa khiến hàng ngàn khán giả cả nước rơi nước mắt.
Sẽ có gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành giai đoạn 2024 - 2025. Thông tin này được Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra trong phần tham luận tại Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội tổ chức ngày 16/11.
Với những người trẻ, các hoạt động sôi nổi ở phố đi bộ Hồ Gươm có lẽ là điểm đến không thể thiếu mỗi dịp cuối tuần. Những hoạt động tại phố đi bộ còn có cả các buổi phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội với ekip khá chuyên nghiệp. Thế nhưng, ngay dưới bộ dụng cụ hành nghề của những ekip này đều gắn logo quảng cáo trá hình cho trang web cờ bạc như OK VIP.
Khoảng 40 nghìn khách tham quan trong một ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được.
Hiện nay, tình trạng vỉa hè tại nhiều tuyến đường đang bị lấn chiếm một cách vô tội vạ. Lối đi dành riêng cho người đi bộ giờ lại hoá thành nơi buôn bán.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, khi có những tiêu chí thế nào là mê tín dị đoan, Bộ sẽ phát triển các công cụ mà nhìn vào hình ảnh có thể đánh giá được hành vi và báo sang Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch để xử lý.
0