Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3

Sáng 12/11/2022, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN với các nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc lần thứ 25 (ASEAN+3).

(Các nhà lãnh đạo ASEAN gặp gỡ các nước đối tác gồmTrung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Video: Reuters)

Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 diễn ra tại Campuchia ngày hôm nay, (thứ Bảy,12/11), trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40 và 41.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã có mặt tại cuộc họp diễn ra  tại Thủ đô Phnom Penh.

Các nhà lãnh đạo ASEAN+3 kêu gọi nỗ lực chung mạnh mẽ hơn để vượt qua các cuộc khủng hoảng phức tạp trong tương lai, như những cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ chiến tranh và vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới cũng như các nguy cơ đối với an ninh lương thực và năng lượng.

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã kêu gọi các nhà lãnh đạo ASEAN+3 cùng hợp tác để ứng phó cuộc khủng hoảng hiện nay.

Tổng thống Joko Widodo nhấn mạnh: “Chính ASEAN+3 đã cứu chúng ta khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Chính đoàn kết và hợp tác đã giúp kinh tế khu vực trụ vững. Hiện chúng ta đang được tiếp tục được thử thách với cuộc khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng hơn. Tôi thực sự tin rằng với tinh thần tương tự, chúng ta có thể ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện nay”.

Nhà lãnh đạo Indonesia cho rằng ASEAN+3 cần tập trung vào ít nhất 3 vấn đề, gồm khủng hoảng lương thực, suy thoái kinh tế, ổn định an ninh và hòa bình khu vực. Trong đó, trước hết cần ngăn chặn khủng hoảng lương thực, các cơ chế an ninh lương thực trong khu vực cần được tăng cường và kho dự trữ gạo khẩn cấp của ASEAN+3 cần được tăng cường.

Theo ông Joko Widodo, công nghệ sản xuất lúa gạo bền vững là điều hoàn toàn cần thiết và năng lực sản xuất cũng cần được tích hợp với hệ thống hậu cần của các nước thành viên ASEAN+3 nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng và ổn định giá gạo.

Điều thứ hai theo ông Joko Widodo là cần tránh suy thoái kinh tế khu vực và đảm bảo ổn định tài chính. Theo đó, cần huy động sức mạnh tổng lực của các công cụ tài chính ASEAN+3 khác nhau, đặc biệt là Sáng kiến Đa phương hóa Chiang Mai. Khi có nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính, sức mạnh tổng lực này sẽ giúp ASEAN+3 nhận được cảnh báo sớm và hỗ trợ thanh khoản.

Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ Indonesia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức tài chính và ngân hàng trung ương, tăng cường huy động các nguồn lực trong nước và kiểm soát lạm phát một cách thận trọng.

Theo Tổng thống Joko Widodo, điều thứ 3 là ổn định, an ninh và hòa bình của khu vực là điều hoàn toàn cần thiết. Cạnh tranh cần được quản lý hợp lý để không biến thành xung đột và luật pháp quốc tế phải luôn được tôn trọng. Ông bày tỏ tin tưởng rằng nếu ASEAN+3 làm được tất cả những điều này, khu vực sẽ tiếp tục là “tâm điểm tăng trưởng” toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), UBND TP Hà Nội đề nghị các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Thành phố treo cờ Tổ quốc từ ngày 18/5/2024 đến hết ngày 20/5/2024.

Nhằm tăng cường phát triển và hợp tác ngành điện và năng lượng, chiều 17/5, tại Hà Nội đã diễn ra diễn đàn hợp tác phát triển ngành điện lực Trung Quốc - ASEAN và kết nối giao thương Việt Nam - Trung Quốc. Sự kiện do Hội điện lực Việt Nam, Bộ công thương, Vietfair phối hợp với Hội đồng điện lực Trung Quốc, Cục năng lượng quốc gia Trung Quốc tổ chức.

Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều địa phương tại Hà Nội đã tổ chức trao huy hiệu Đảng cho các đảng viên.

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều đoàn cán bộ, nhiều địa phương đã tổ chức hoạt động về nguồn, dâng hương và học tập tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông.

Góp sức vào tuyến vận tải huyền thoại đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh, cách đây 53 năm, hơn 500 nữ thanh niên của tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) đã xung phong lên đường nhập ngũ và lấy tên là Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc. Họ là những nữ thanh niên đầu tiên của miền Bắc được chi viện cho tuyến vận tải huyết mạch đường Trường Sơn để phục vụ cho tiền tuyến lớn ở miền Nam.

Sau khi nhập ngũ, các tân binh sẽ có 3 tháng huấn luyện chiến sĩ mới, học tập về chính trị, quân sự, rèn luyện về thể lực, tính kỷ luật, sau đó tiếp tục được phân về các đơn vị để vừa huấn luyện chuyên sâu, thực hiện nhiệm vụ.