Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chiều 15/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt các nhà giáo, đại diện cho 251 nhà giáo tiêu biểu năm 2024.

60 nhà giáo vinh dự được tiếp kiến Thủ tướng dịp này là những người thuộc 251 cô giáo, thầy giáo tiêu biểu được vinh danh năm 2024. Các cô giáo, thầy giáo đại diện cho hơn 1,6 triệu nhà giáo thuộc các cấp học khác nhau, đến từ nhiều vùng, miền của đất nước, trong đó, có thầy, cô dạy học ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Chúc mừng các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Thủ tướng nhắc lại truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng hiền tài là những giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc ta. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu - người thầy vĩ đại của dân tộc từng nhấn mạnh: “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn, vất vả; ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, phấn đấu không biết mệt mỏi và sự cống hiến của đội ngũ nhà giáo nói riêng và toàn hệ thống giáo dục và đào tạo nói chung. Thủ tướng nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu; sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, phải được xây dựng thực sự chất lượng và sáng tạo, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo. Từ đó đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Thủ tướng kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, mọi người, mọi nhà, mọi bậc phụ huynh cùng chung tay, sát cánh với ngành giáo dục và đào tạo, chung sức với các thầy cô giáo trong sự nghiệp “trồng người” cao cả, chung tay xây dựng thế hệ tương lai của đất nước phát triển toàn diện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 363 về “Công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông” trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sáng 13/12, trường Đại học Thủ đô Hà Nội kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống, 10 năm ngày thành lập trường. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà tham dự.

Sáng nay, 13/12, đoàn học sinh Hà Nội đại diện cho Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế - IJSO - năm 2024 đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài. Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, cùng các nhà trường đã tổ chức lễ đón và khen thưởng các thành viên của đoàn.

Bạo lực học đường từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để giảm thiểu và ngăn chặn, nhưng thực tế, bạo lực học đường vẫn luôn tồn tại dưới nhiều hình thức, từ bạo lực thể chất đến bạo lực tinh thần và không ngừng để lại những vết thương sâu sắc trong tâm lý của học sinh.

Sáng nay 13/12, trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm truyền thống, 10 năm thành lập trường và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội.

Tối 11/12, tại Rumani diễn ra lễ bế mạc, trao thưởng kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024. Cả 6 học sinh Hà Nội, đại diện học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi này đều xuất sắc đoạt huy chương, trong đó có 5 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.