Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với doanh nghiệp New Zealand

Đại diện các doanh nghiệp New Zealand tại Tọa đàm quan tâm đặc biệt tới Việt Nam, đánh giá cao triển vọng kinh tế Việt Nam cũng như môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, coi Việt Nam là cửa ngõ để thâm nhập thị trường ASEAN.

Sáng 11/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tọa đàm với doanh nghiệp New Zealand nhằm tìm hiểu tiềm năng, nhu cầu và khả năng hợp tác đầu tư Việt Nam – New Zealand.

Sau khi được giới thiệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các tiềm năng, cơ hội đầu tư tại Việt Nam, lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp New Zealand đã giới thiệu về năng lực và khả năng, nhu cầu, mong muốn, dự định hợp tác đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Phía New Zealand quan tâm về chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam, đặc biệt là trong phát triển hạ tầng; nhu cầu và khả năng hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ; nhập khẩu thực phẩm; hợp tác trong đào tạo, cung cấp điều dưỡng viên chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; hợp tác chống biến đổi khí hậu; vận chuyển xanh, giảm thải carbon, chuuyển đổi năng lượng; phát triển nông nghiệp bền vững….

Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với doanh nghiệp New Zealand

Thủ tướng nhấn mạnh, sau gần 50 năm, quan hệ Việt Nam - New Zealand đã đạt những bước phát triển tích cực trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, dư địa hợp tác còn rất lớn. Thủ tướng đề nghị Chính phủ, các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp New Zealand đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư với Việt Nam; mở cửa thị trường để tận dụng tối đa các hiệp định thương mại song phương, các khuôn khổ hợp tác, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của nhau vào thị trường mỗi bên; xem xét gỡ bỏ những rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa của Việt Nam, nhất là đối với nông sản, thủy sản.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, Việt Nam luôn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp; cam kết luôn lắng nghe, đồng hành, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp New Zealand đầu tư kinh doanh hiệu quả, lâu dài và bền vững tại Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Trung ương 10 đã thảo luận về Báo cáo chính trị trình Đại hội XIV của Đảng; báo cáo kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách; công tác nhân sự...

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu quan trọng khai mạc Hội nghị. Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điều hành phiên khai mạc.

Ngày 17/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ tại Nhà Quốc hội nhằm trao đổi, thống nhất một số nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Chiều 17/9, kết luận Phọp phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Ngày 17/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp nhận Quốc thư của 14 Đại sứ kiêm nhiệm đến từ Costa Rica, Malta, Sudan, Zambia, Mauritius, Uganda, Ghana, Ethiopia, Guinea – Bissau, Rwanda, Bambia, Sierra Leone, Botswana và Bhutan.