Thủ tướng Pháp từ chức
Theo CBS News, Thủ tướng Barnier đã đến Điện Elysee lúc 10 giờ sáng giờ địa phương để làm thủ tục từ chức.
Trước đó vào hôm qua, các nghị sỹ Pháp đã bỏ phiếu bất tín nhiệm, buộc Thủ tướng Barnier phải từ chức và chính phủ của ông sụp đổ.
Tổng cộng có 331 nghị sỹ, chủ yếu từ liên minh các đảng cánh tả Mặt trận Bình dân mới (NFP) và đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (RN), đã bỏ phiếu ủng hộ, vượt mức 289 phiếu cần thiết để cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm có hiệu lực.

Theo Hiến pháp Pháp, ông Barnier phải đệ đơn từ chức lên Tổng thống và việc từ chức sẽ tự động được chấp nhận.
Ông Barnier là Thủ tướng Pháp đầu tiên bị buộc phải từ chức bởi một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm kể từ năm 1962.
Nguyên nhân khiến ông Barnier bị buộc từ chức là kế hoạch ngân sách năm 2025 của ông bao gồm các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” không được đa số trong Quốc hội chấp nhận. Tuy nhiên, Thủ tướng Barnier cho rằng điều này cần thiết để ổn định tài chính của Pháp. Ngày 2/12, ông Barnier đã thông qua dự luật tài trợ an sinh xã hội mà không cần bỏ phiếu.
Động thái bất tín nhiệm thành công đã hủy bỏ toàn bộ kế hoạch tài chính của Chính phủ, dẫn đến việc tự động gia hạn ngân sách hiện tại sang năm sau, trừ khi chính phủ mới nào bằng cách nào đó có thể nhanh chóng thông qua việc phê duyệt ngân sách mới trước Giáng sinh - một kịch bản được cho là không thể xảy ra.
"Pháp có thể sẽ không có ngân sách năm 2025", ING Economics cho biết trong một lưu ý, dự đoán rằng Pháp "đang bước vào kỷ nguyên bất ổn chính trị mới".
Công ty xếp hạng tín nhiệm Moody's cảnh báo rằng sự thất bại của ông Barnier "làm trầm trọng thêm tình trạng bế tắc chính trị của đất nước" và "làm giảm khả năng hợp nhất tài chính công".
Mở cửa phiên giao dịch ngày 5/12, sàn giao dịch chứng khoán Paris giảm điểm trước khi phục hồi và sau đó tăng nhẹ, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Pháp một lần nữa chịu áp lực tăng trên thị trường nợ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không đơn phương giảm thuế cho Trung Quốc. Hiện Trung Quốc và Mỹ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung để bắt đầu đối thoại về vấn đề này.
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam và Đại sứ quán Na Uy đã ký kết Thỏa thuận hợp tác mới cho dự án “Tăng cường quan hệ đối tác đa phương trong quản lý chất thải tuần hoàn và bền vững”.
Nhiều nghi thức truyền thống của Giáo hội Công giáo được khởi động sau sự ra đi của Đức Giáo hoàng Francis vào ngày 21/4. Trong đó, việc tiêu hủy chiếc nhẫn Ngư phủ – biểu tượng quyền lực của Giáo hoàng – lại một lần nữa thu hút sự chú ý.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã lên tiếng hối thúc phong trào Hamas trả tự do cho toàn bộ con tin ở Gaza.
Hai “đại gia” công nghệ Apple và Meta của Mỹ vừa bị Liên minh châu Âu (EU) tuyên phạt tổng cộng 700 triệu euro (tương đương 798 triệu USD) vì vi phạm các quy tắc cạnh tranh trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/4 tuyên bố, ông đã đạt được thỏa thuận với Nga để chấm dứt xung đột ở Ukraine, song ông cũng bày tỏ sự thất vọng vì Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hiện chưa thay đổi lập trường.
0