Thủ tướng phát biểu tại Hội đồng các vấn đề Thế giới
Hội đồng các vấn đề Thế giới của Ấn Độ thành lập năm 1943, được cho là nơi tiên phong trong việc định hình tầm nhìn đối ngoại của Ấn Độ. Trong hơn 7 thập kỷ qua, nhiều sáng kiến, ý tưởng về đối ngoại của Ấn Độ đã được khởi xướng tại Hội đồng, đóng góp tích cực cho hòa bình và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá tình hình thế giới đang tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, về tổng thể thì hòa bình, nhưng cục bộ có chiến tranh; về tổng thể thì hòa hoãn, nhưng cục bộ có căng thẳng; về tổng thể thì ổn định, nhưng cục bộ có xung đột.
Đối với những vấn đề mang tính toàn cầu, cần phải có tư duy toàn diện, tổng thể, đòi hỏi tất cả các nước, các thể chế đa phương, hơn lúc nào hết, phải kiên trì đối thoại, hợp tác trên tinh thần đoàn kết, thống nhất trong đa dạng để tìm ra các giải pháp hữu hiệu mang tính toàn dân, toàn diện và toàn cầu.
Trong đó, mối quan hệ đoàn kết, hợp tác và hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ cần không ngừng được củng cố và phát triển, trở thành nhân tố tích cực đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của cả khu vực và toàn cầu.
Về tình hình Việt Nam, Thủ tướng cho biết sau gần 40 năm Đổi mới, Việt Nam đã hình thành được lý luận về đường lối đổi mới, với 6 chính sách trọng tâm về đối ngoại, quốc phòng, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển văn hóa và xây dựng Đảng.
Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia. Là một trong 35 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế giới và 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại.
Trong chính sách đối ngoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trải qua chặng đường lịch sử, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Ấn Độ đã không ngừng phát triển toàn diện, thực chất.
Trong chuyến thăm lần này, hai Thủ tướng nhất trí thông qua Tuyên bố chung về Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với phương hướng “5 hơn”, bao gồm: Tin cậy chính trị - chiến lược cao hơn; Hợp tác quốc phòng - an ninh sâu sắc hơn; Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư thực chất và hiệu quả hơn; Hợp tác khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo rộng mở hơn; Hợp tác văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân kết nối mật thiết hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, sẽ tiếp tục “nở rộ dưới bầu trời thanh bình”, cùng đóng góp tích cực vào hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững ở khu vực Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương, cũng như trên thế giới.
Ngày 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng và một số hội nghị cấp cao tại Trung Quốc.
Sáng 5/11, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV (nhiệm kỳ 2024-2029).
Trong phiên họp sáng 5/11, Quốc hội dành phần lớn thời gian thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.
Ngày 5/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, sẽ chính thức khai mạc tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô. Tham dự có 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.
Cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần khẩn trương rà soát điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhất là trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị triển khai một số dự án quan trọng quốc gia.
Sáng 4/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức dự lễ trao tặng Huy hiệu Đảng tại Đảng bộ quận Hai Bà Trưng, nhân kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga.
0