Thủ tướng yêu cầu phát triển nhà ở xã hội mạnh mẽ

Chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội,Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường. Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.

Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%

Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh, dù được sự quan tâm của Nhà nước, nhưng việc phát triển nhà ở xã hội chưa đạt so với mục tiêu, yêu cầu đề ra. Nhiều địa phương chưa có sẵn quỹ đất sạch. Một số dự án có quy hoạch nhưng lại cấp cho các nhà đầu tư còn yếu về năng lực bên cạnh đó là thủ tục hành chính và khó khăn trong huy động vốn. Cụ thể nhất là việc giải ngân gói tín dụng ưu đãi 120 nghìn tỷ đồng còn chậm. Đến nay, mới cam kết cấp tín dụng được 5,8%, giải ngân chưa được 1%.

Để phát triển nhà ở xã hội, trong đó triển khai nhanh, hiệu quả Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030", Thủ tướng nêu rõ, tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải phát huy hết khả năng, tâm huyết của mình, tinh thần trách nhiệm cao nhất, chủ động, sáng tạo, kịp thời, cộng với trách nhiệm, đạo đức xã hội để thực hiện các công việc cho tốt, chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội đúng nghĩa. Giao các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tập trung xây dựng, sớm ban hành các nghị định, văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn liên quan đến việc triển khai các dự án nhà ở xã hội. Trong đó, tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trên tinh thần cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền để giảm tối đa thời gian, chi phí thực hiện dự án nhà ở xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục thuế Hà Nội đã đồng bộ được dữ liệu căn cước công dân và mã số thuế cá nhân đạt tỷ lệ khớp đúng với dữ liệu của Bộ Công an xấp xỉ 93%. Với việc đồng bộ dữ liệu này, từ việc không xác định được các đối tượng kinh doanh trên nền tảng số, cơ quan thuế đã xây dựng được kho dữ liệu quan trọng, làm cơ sở cho công tác quản lý thuế, tránh thất thu trong lĩnh vực kinh doanh mới mẻ này.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ phương châm, quan điểm xuyên suốt: Con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là nguồn lực, động lực phát triển sông Hồng.

Tối 8/5, khi làm nhiệm vụ tại chốt phía Bắc cầu Thăng Long, địa phận xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, Đội CSGT đường bộ số 15 đã phát hiện và kịp thời hỗ trợ bé trai 12 tuổi, đi lạc từ Vĩnh Phúc, về với gia đình an toàn.

Cầu vượt tạm thứ hai ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được thông xe trong vài ngày tới. Dự án được kỳ vọng giúp giải toả ùn tắc giao thông quanh khu vực này.

Tàu cao tốc tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Côn Đảo dự kiến khai trương vào ngày 13/5 tới. Giá vé từ 615.000 - 1,1 triệu đồng/lượt tùy theo hạng vé, thời điểm xuất phát.

Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, đơn vị xác định mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới vận tải đường sắt tại Hà Nội vào năm 2035. Đường sắt đô thị sẽ góp phần cung cấp hệ thống giao thông công cộng chất lượng cao, năng lực vận tải lớn, ổn định, tin cậy, an toàn, thân thiện môi trường.