Thúc đẩy các dự án vùng và liên vùng Đông Nam Bộ

Sáng 10/8, tại thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, chủ trì Hội nghị lần thứ tư của Hội đồng để rà soát việc thực hiện các nội dung đề ra tại Hội nghị lần thứ ba và triển khai Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, 7 tháng qua, dù vùng có mức tăng trưởng khá nhưng chưa đạt kỳ vọng là vùng kinh tế động lực dẫn dắt của cả nước. Tăng trưởng kinh tế vùng đạt 5,58%, thấp hơn mức bình quân chung cả nước, chỉ cao hơn vùng Tây Nguyên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì Hội nghị lần thứ tư của Hội đồng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Tổng thu ngân sách Nhà nước toàn vùng đạt hơn 391.000 tỷ đồng, chiếm 38,1% tổng thu ngân sách Nhà nước, đứng thứ hai sau vùng đồng bằng sông Hồng.

Tại hội nghị, Hội đồng nghe và thảo luận về tình hình triển khai Đề án hình thành, đẩy mạnh phát triển trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo tại thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai; Đề án xây dựng vùng động lực công nghiệp công nghệ thông tin, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo tại Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu; Đề án nghiên cứu khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ; Phát triển giao thông kết nối sân bay Long Thành (Đồng Nai), hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.

Thủ tướng chỉ rõ quá trình phát triển của vùng Đông Nam Bộ trong thời gian qua vẫn còn đối mặt với một số hạn chế, khó khăn, thách thức. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng cho rằng kết quả phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua của vùng Đông Nam Bộ tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của vùng là một đầu tàu kinh tế của cả nước, đi đầu trong đổi mới, sáng tạo, năng động và phát triển. Mặc dù chỉ chiếm hơn 9% diện tích nhưng vùng đóng góp khoảng 1/3 GDP và hơn 44% nguồn thu ngân sách cả nước.

Thủ tướng yêu cầu, thời gian tới, các bộ, ngành và địa phương rà soát lại chỉ tiêu, mục tiêu để tập trung thực hiện nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, đảm bảo cân đối lớn, kiểm soát nợ công, nợ Chính phủ, bội chi ngân sách; triển khai các quy hoạch, thông qua kế hoạch thực hiện các quy hoạch. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương hoàn thiện, trình để Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành phố.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng yêu cầu rà soát các điểm nghẽn về pháp lý, đề xuất sửa đổi, nhất là Luật Đầu tư công; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt và huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Các bộ, địa phương tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn các dự án vùng có tính chất quan trọng, cấp bách theo nghị quyết của Bộ Chính trị và theo quy hoạch vùng, tiếp tục ưu tiên nguồn vốn bố trí trong kế hoạch trung hạn 2026-2030.

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng với quyết tâm cao, sự ủng hộ, nỗ lực của các bộ, ngành trung ương, doanh nghiệp và người dân, vùng Đông Nam Bộ sẽ tiếp tục phát triển đúng tầm nhìn, tư duy, sự đổi mới như quy hoạch vùng đã phê duyệt. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ đạt được nhiều kết quả xuất sắc hơn nữa trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).

“Chân trần, chí thép” là hình ảnh biểu tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Trong buổi đầu lịch sử, đội quân “chân trần” - ý chỉ những khó khăn về vũ khí trang bị khi mới thành lập, nhưng nhờ ý chí như gang như thép, đã liên tiếp đánh bại quân đội của những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.

Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.

Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.