Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Nhật Bản

Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản không chỉ dừng lại ở bậc đại học, mà các trường phổ thông của Việt Nam cũng sẽ được học tập và nghiên cứu các mô hình phát triển giáo dục phổ thông của Nhật Bản.

Ngày hội "VJU Open Campus" năm 2024 vừa được Trường Đại học Việt Nhật - Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức. Học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh có cơ hội hoà mình vào không gian văn hoá đậm chất Nhật Bản,  tìm hiểu về cơ sở vật chất, tư vấn hướng nghiệp, chính sách học bổng, cách thức vận hành của một trường đại học lấy người học làm trung tâm.

Ngày hội "VJU Open Campus" năm 2024 vừa được Trường Đại học Việt Nhật - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức

Trường Đại học Việt Nhật là thành viên thứ 7 của Đại học Quốc gia Hà Nội. Ra đời năm 2014 dựa trên ý tưởng chung của chính phủ hai nước, trường là biểu tượng của tình hữu nghị, hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản, hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.

Trường Đại học Việt Nhật đang triển khai 6 chương trình bậc đại học và 8 chương trình thạc sĩ và năm nay chúng tôi sẽ mở thêm hai chương trình tiến sĩ. Trường chúng tôi luôn ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản vào các chương trình giảng dạy để mang lại môi trường học tập tốt nhất cho sinh viên. Việc này còn thúc đẩy quá trình hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Giáo sư Furuta Motoo, Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tại ngày hội, các em học sinh, sinh viên được thử nghiệm các chương trình đào tạo thông qua bài giảng mở của các giảng viên, học tiếng Nhật và cùng hoà mình vào hoạt động của các câu lạc bộ, các buổi trải nghiệm văn hoá Nhật Bản.

Các em học sinh, sinh viên được trải nghiệm văn hoá Nhật Bản

Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản không chỉ dừng lại ở bậc đại học mà các trường phổ thông của Việt Nam cũng sẽ được học tập và nghiên cứu các mô hình phát triển giáo dục phổ thông của Nhật Bản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội có cơ hội thực tập và phát triển nghề nghiệp tại Nhật Bản nếu đủ tiêu chí : đam mê công hiến, có khả năng tư duy và làm việc nhóm. Đây là khẳng định tại buổi hợp tác giữa Đại học Bách Khoa Hà Nội với Tập đoàn ITOKI Nhật Bản tại Hà Nội.

Thực hiện kế hoạch năm học 2024-2025 và điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi, sáng nay 1/11, tại trường Tiểu học Bà Triệu, phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hai Bà Trưng tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học. Đây là một trong những hoạt động chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô.

Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.

Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.