Thúc đẩy hợp tác giữa TP.HCM và các tỉnh phía Bắc

Tại TP.HCM đã diễn ra hội nghị sơ kết việc thực hiện Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TPHCM với một số địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ giai đoạn 2023 – 2024.

Thỏa thuận hợp tác giữa UBND TP.HCM và UBND 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ (Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế) được ký kết ngày 25/3/2023. Đến nay, TP.HCM cùng các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hợp tác phát triển kinh tế - xã hội.

Các lĩnh vực hợp tác bao gồm thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, xúc tiến đầu tư, du lịch, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ và nhiều lĩnh vực khác đã góp phần tích cực vào sự phát triển chung của cả nước. Những chương trình hợp tác cụ thể, từ việc quảng bá sản phẩm địa phương tại TP.HCM cho đến các dự án liên kết đào tạo nguồn nhân lực và chuyển đổi số, đã mang lại những kết quả thiết thực.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy đề xuất một số nội dung tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới. Đó là phát huy hiệu quả các hoạt động quảng bá sản phẩm đặc trưng của các địa phương tại TP.HCM, bởi đây là hoạt động đơn giản, hiệu quả mà rất thiết thực, tạo được hiệu ứng tốt, nhận được sự quan tâm và hưởng ứng mạnh mẽ của người dân TP.HCM.

Bà Trần Thị Diệu Thúy, PCT UBND TP.HCM phát biểu tại hội nghị

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình mong muốn TP.HCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ, liên kết để khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… của các địa phương, nhất là hợp tác về xúc tiến đầu tư, phát triển nông nghiệp, công thương, du lịch... Bắc Kạn có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và di sản văn hóa dân tộc đặc sắc, độc đáo, đa dạng, có hồ Ba Bể nổi tiếng, di tích ATK Chợ Đồn… là tiềm năng để tỉnh phát triển du lịch.

Ông Nguyễn Đăng Bình, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn phát biểu.

Tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương phía Bắc, Bắc Trung bộ đánh giá cao hiệu quả các hoạt động hợp tác thời gian vừa qua. Nhiều doanh nghiệp TP.HCM đã đầu tư các dự án, đóng góp lớn vào ngân sách của các tỉnh. Các chương trình kết nối du lịch, kết nối các sản phẩm OCOP của các địa phương đạt hiệu quả cao. Đồng thời, lãnh đạo các tỉnh đề xuất nhiều nội dung hợp tác trong thời gian tới phù hợp với thế mạnh của từng địa phương.

Kết thúc hội nghị, lãnh đạo TP.HCM và các địa phương cam kết sẽ triển khai ngay các kế hoạch hợp tác, đồng thời nỗ lực phối hợp để đưa những thỏa thuận hợp tác đi vào thực tế một cách hiệu quả, mang lại lợi ích lâu dài cho người dân và doanh nghiệp trong vùng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, tại Paris, Pháp, chiều ngày 5/10 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp và trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Cộng đồng Pháp ngữ lần thứ 19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.

Hình ảnh đoàn quân hùng dũng qua các cửa ô tiến về giải phóng Thủ đô cách đây 70 năm được tái hiện hào hùng trong chương trình " Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đã chạm vào cảm xúc của người dân Thủ đô và công chúng cả nước.

Với vị trí, vai trò là trung tâm hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ...Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội đã và đang nỗ lực, quyết tâm thực hiện và hoàn thành sứ mệnh của Thủ đô với “Tầm vóc mới - Vị thế mới”... đây là lời của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh trong bài phát biểu tại buổi lễ Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” vào sáng 6/10, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm.

Thăng Long – Hà Nội, nơi lắng hồn dân tộc; nơi hội tụ khí thiêng sông núi; nơi kết tinh và tỏa sáng văn hóa Việt Nam. Lễ hội tri thức dân gian, di sản truyền khẩu, nghệ thuật trình diễn, những tập quán và những làng nghề, gắn liền với lịch sử văn hóa trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chính các di sản đó đã tạo nên chiều sâu, bề dày văn hóa của Thăng Long Hà Nội.

Màn thực cảnh hoành tráng tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của Thủ đô và đất nước ngày 10/10/1954 mang tên “Ngày về chiến thắng” đã được tái hiện hào hùng và đầy cảm xúc lịch sử trong chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đang diễn tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.