Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến đối thoại chính sách “Tăng cường hợp tác quốc tế và phối hợp đa ngành về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp”, với sự tham dự của hơn 20 tỉnh, thành.

Hội nghị nhằm mục đích nâng cao nhận thức của các bên liên quan về vai trò của kinh tế tuần hoàn đối với các mục tiêu phát triển trong ngành nông nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định, phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu, đồng thời là một giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả nhằm triển khai các cam kết quốc tế, nhiệm vụ quốc gia về phát triển kinh tế xanh. Vấn đề là cần tạo động lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.

Quang cảnh hội nghị.

Ông Nguyễn Anh Dương – Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết: "Đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững và các yêu cầu về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là một hướng đi quan trọng để hàng hóa của Việt Nam có thể thích ứng được những yêu cầu mới ở các thị trường xuất khẩu. Và đặt trong bối cảnh đó thì rõ ràng khi nhìn vấn đề phát triển kinh tế tuần hoàn, chúng ta cũng phải nhìn góc độ là làm thế nào tạo được động lực về mặt kinh tế cho các doanh nghiệp, cho người lao động, để họ có động lực tham gia và hưởng lợi từ kinh tế tuần hoàn".

Ông Nguyễn Anh Dương – Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Các chuyên gia đánh giá, sản xuất nông lâm thủy sản ở Việt Nam đang tạo ra hàng trăm triệu tấn phế phụ phẩm mỗi năm. Đây là nguồn tài nguyên khổng lồ nếu làm nông nghiệp tuần hoàn.

Hội nghị cũng chia sẻ các mô hình thực hành tốt về kinh tế tuần hoàn, định hướng các ngành hàng nông nghiệp chủ lực và thị trường cho phát triển kinh tế tuần hoàn. Các bên cùng nhau nhất trí cam kết thúc đẩy hợp tác quốc tế và phối hợp đa ngành về nông nghiệp tuần hoàn, sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và mục tiêu Net Zero của quốc gia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025, trong đó sẽ giảm 2% thuế suất thuế VAT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%.

Hãng chế tạo xe hơi General Motors (GM) của Mỹ cho biết đã quyết định cắt giảm 1.000 nhân công trong nỗ lực mới nhất nhằm tiết kiệm chi phí.

Indonesia khẳng định sẽ tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi thông qua các chính sách ưu đãi và kế hoạch mở rộng thêm nhiều đặc khu kinh tế để thu hút các nhà đầu tư châu Á - Thái Bình Dương.

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển kinh tế.

Cả nước hiện còn hơn 80 dự án điện năng lượng tái tạo không được đưa vào khai thác, sử dụng do không đủ điều kiện hưởng biểu giá hỗ trợ, chậm ban hành quy định pháp luật...

Theo Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước 10 tháng đầu năm 2024 ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán, tăng 17,3% so cùng kỳ năm 2023.