Thúc đẩy ngành dệt may, da giày phát triển bền vững

Sáng 6/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) và các Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam và Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế “Hợp tác phát triển bền vững ngành dệt may và da giày Việt Nam”.

Hội thảo là hoạt động đầu tiên thuộc khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Công Thương và IDH về hỗ trợ phát triển bền vững đối với các ngành dệt may và da giày.

Phát biểu tại Hội thảo, đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh, ngành dệt may và da giày là những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thúc đẩy lối sống văn hóa tiêu dùng mới, phát triển chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, ngành dệt may, da giày trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng đang phải đối mặt với những thách thức về sử dụng tài nguyên, năng lượng, gây tác động đến môi trường tự nhiên; sản xuất xanh yêu cầu các doanh nghiệp thay đổi về khâu sản xuất phải xanh, sạch và công nghệ cũng phải thay đổi. Đây là những thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam, Bộ Công Thương và các bộ, ngành cũng đã quan tâm, chỉ đạo, nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững mỗi ngành nói riêng và toàn ngành công nghiệp và thương mại nói chung. Do vậy, việc hợp tác quốc tế trong hỗ trợ các ngành phát triển bền vững là rất cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng bền vững.

Hiện Bộ Công Thương đã cùng với IDH, các Hiệp hội và các bên liên quan đã có những hợp tác về phát triển bền vững trong lĩnh vực này nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường đối với các sản phẩm xanh, sản phẩm tái chế, sản phẩm carbon thấp, đáp ứng các yêu cầu quy định, tiêu chuẩn quốc tế về biến đổi khí hậu và kinh tế tuần hoàn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tính đến ngày 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023, tập trung phục vụ sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.

Để chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhân dân, nhất là trong dịp Tết, trên toàn thành phố Hà Nội sẽ có hơn 10.600 điểm bán với 22 đơn vị sản xuất, kinh doanh của Hà Nội và các tỉnh, thành phố tham gia, dự trữ và cung ứng các mặt hàng bình ổn thị trường.

Sau chuỗi ngày biến động mạnh, giá vàng trong nước ổn định, với giá vàng miếng niêm yết ở mức 86,3 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn duy trì gần mốc 85 triệu đồng/lượng.

Ngày 15/12, Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là thỏa thuận thương mại lớn nhất của nước này thời hậu Brexit.

Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm nay đạt mục tiêu 44 tỷ USD như dự kiến, tăng hơn 11% so với năm ngoái.

Theo công bố kết quả kinh doanh 11 tháng năm 2024 của Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), doanh thu thuần đạt 35.210 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.876 tỷ đồng, tăng lần lượt 19,4% và 8,3% so với cùng kỳ.