Thúc đẩy sự hồi phục và tăng trưởng kinh tế khu vực

Trong hai ngày từ 28 - 29/5, tại Hà Nội, Hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức diễn đàn đối thoại châu Á Thái Bình Dương 2024 với chủ đề “Thúc đẩy tăng trưởng thông qua hợp tác quốc tế và phát triển bền vững trong khu vực châu Á Thái Bình Dương”.

Sự kiện quy tụ hơn 500 đại diện là các lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên gia, cố vấn tài chính, kiểm toán hàng đầu đến từ nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Tại diễn đàn, nhiều ý kiến tập trung vào vấn đề thúc đẩy hoạt động tài chính xanh, tác động của trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và tầm quan trọng của kinh doanh trách nhiệm trong việc thúc đẩy một nền kinh tế mạnh mẽ và bao trùm.

Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương cũng là nền tảng mở cho các thảo luận về những xu hướng mới trong lĩnh vực kế toán và tài chính.

Ông Pulkit Abrol - Giám đốc ACCA khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Việt Nam là một trong những điểm sáng của khu vực về tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, sự quan tâm của Chính phủ tới đào tạo nhân lực, chuyển đổi số, đặc biệt là tăng trưởng xanh hướng tới việc thực hiện cam kết Net Zero cho thấy những cơ hội mới nhưng cũng là thách thức của Việt Nam. Diễn đàn năm nay của ACCA tổ chức tại Việt Nam nhằm hướng tới kết nối các quốc gia trong khu vực không chỉ trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính mà thể hiện sự đồng hành trong việc hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu này”.

Diễn đàn ACCA châu Á - Thái Bình Dương cũng là nền tảng mở cho các thảo luận về những xu hướng mới trong lĩnh vực kế toán và tài chính. Chương trình năm nay sẽ tập trung vào các chủ đề then chốt như tài chính bền vững, biến đổi số và ứng dụng công nghệ vào thúc đẩy hoạt động thương mại trong khu vực.

Diễn đàn ACCA châu Á - Thái Bình Dương 2024 đặt mục tiêu lấy những yếu tố phát triển nguồn nhân lực, hợp tác thúc đẩy kinh tế và phát triển bền vững làm nền tảng.

Bà Julia Tay - Lãnh đạo Chính sách Công cộng châu Á - Thái Bình Dương, EY chia sẻ: “COP26 đã kêu gọi các chủ thể trong nền kinh tế tuần thủ ISSB về công bố các thông tin liên quan tới tăng trưởng bền vững. Thực tế, hệ thống báo cáo bền vững rộng hơn các báo cáo thông thường mà doanh nghiệp vẫn làm, bởi báo cáo bền vững giúp đánh giá toàn diện hơn những gì chúng ta hiện có. Doanh nghiệp sẽ thấy cần phải làm gì để cải thiện hoạt động sản xuất – kinh doanh theo hướng bền vững hơn và bổ sung hành động thích hợp. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp”.

Diễn đàn ACCA châu Á - Thái Bình Dương 2024 đặt mục tiêu lấy những yếu tố phát triển nguồn nhân lực, hợp tác thúc đẩy kinh tế và phát triển bền vững làm nền tảng, từ đó dựng xây nên chiến lược gắn kết toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng chung trong tương lai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất được Tổng cục Hải quan công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đến hết ngày 15/12 đạt trên 747 tỷ USD.

Tổng cục Thuế cho biết cơ quan thuế đã thu hồi gần 4.300 tỷ đồng của 6.500 người nợ thuế qua hình thức tạm hoãn xuất cảnh.

Không khí Giáng sinh đang dần tràn ngập khắp các con phố nhưng sức mua trên thị trường quà tặng Noel năm nay lại không mấy khả quan. Không ít chủ cửa hàng thận trọng nhập hàng do dự đoán tình hình kinh doanh khó khăn.

Dữ liệu của Cơ quan thống kê liên bang Rosstat cho thấy lạm phát ở Nga trong tháng 11 lên tới 1,43%, gần gấp đôi mức tháng 10.

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.