Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Nhật Bản
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể vào được thị trường này, do chưa nắm bắt được thông tin về các hiệp định thương mại tự do cũng như những quy định từ phía Nhật Bản.
Nhật Bản được đánh giá là một trong những thị trường đầy tiềm năng đối với các sản phẩm của Việt Nam như nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến. Tuy nhiên, để vào được thị trường Nhật Bản lại phải đáp ứng các yêu cầu rất khắt khe.
Ông Ishida Yashushi - Trung tâm Nhật Bản Asean cho biết: “Nhật Bản là thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi Nhật Bản rất quan tâm tới nhập khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản mà Việt Nam có thế mạnh.Tuy nhiên, các yêu cầu về nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản cũng rất khắt khe”.
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc). Những năm gần đây, xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản có mức tăng trưởng nhanh và ổn định với kim ngạch tăng từ 10 đến 30%/năm. Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu lớn nông, lâm, thủy sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng các loại…, trong khi Việt Nam lại có lợi thế cạnh tranh lớn về các sản phẩm này. Bên cạnh đó, Việt Nam - Nhật Bản có chung bốn hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Đây là những cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam cũng như Nhật Bản trong xâm nhập vào thị trường của nhau.
Nhật Bản được biết đến là thị trường khó tính và khắt khe, đặc biệt là với các mặt hàng nông sản. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa biết tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do và chưa nắm bắt được văn hóa kinh doanh, tiêu dùng của Nhật Bản. Do vậy, theo các chuyên gia, muốn vào thị trường Nhật Bản thì các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kĩ các hiệp định thương mại tự do, thay đổi phương thức sản xuất để đáp ứng các yêu cầu mà phía Nhật Bản đề ra.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
0