Thực phẩm cho trẻ nhỏ ở Australia không đạt tiêu chuẩn WHO
Nghiên cứu do Viện Sức khỏe Toàn cầu George dẫn đầu phát hiện ra rằng hơn ba phần tư các sản phẩm không đáp ứng được các yêu cầu về dinh dưỡng nói chung, và tất cả các mặt hàng đều không đáp ứng được các yêu cầu về quảng cáo.
“Những phát hiện này là hồi chuông cảnh báo cho các nhà hoạch định chính sách tại Australia”, các nhà nghiên cứu cảnh báo. Họ cho rằng, cần phải có quy định chặt chẽ hơn ngay lập tức để cải thiện chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi và ngăn chặn việc dán nhãn lừa dối khiến cha mẹ tin rằng các sản phẩm này lành mạnh.
Bài báo được công bố cùng thời điểm chính phủ bắt đầu tham vấn công chúng để cải thiện thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi được sản xuất thương mại.
Được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em vào thứ Ba tuần này, nghiên cứu đã đánh giá hơn 300 loại thực phẩm được dành cho trẻ em từ sáu tháng đến ba tuổi và được bán tại các siêu thị dựa trên quy định về dinh dưỡng và quảng cáo của Văn phòng khu vực Châu Âu của WHO. Tiêu chuẩn này được coi là chuẩn mực vàng để đảm bảo các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có chất lượng dinh dưỡng cao và được quảng cáo phù hợp.
Nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu FoodSwitch của Viện George, đại diện cho hơn 90% thị trường thực phẩm đóng gói của Australia. Trong số 395 sản phẩm trong danh mục thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi trong cơ sở dữ liệu, 86 sản phẩm là sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh và không được đưa vào phân tích. 309 sản phẩm còn lại được đánh giá dựa trên mô hình tiêu chuẩn của WHO.
Chỉ có khoảng một phần năm số sản phẩm – tức là 22% – đáp ứng mọi tiêu chí về thành phần dinh dưỡng, nhưng hầu hết không đạt về hàm lượng đường và calo. Không có sản phẩm nào đáp ứng được các yêu cầu quảng cáo, trong đó cấm mọi tuyên bố ngoại trừ những tuyên bố liên quan đến chất gây dị ứng, tuyên bố tôn giáo và tuyên bố ăn chay/thuần chay.
Mỗi sản phẩm đều có ít nhất một tuyên bố trên bao bì bị cấm theo mô hình tiêu chuẩn của WHO, chẳng hạn như “không có màu sắc và hương vị”, “hữu cơ” và “không thêm đường”.
Tiến sĩ Daisy Coyle, chuyên gia dinh dưỡng và là tác giả của bài báo, cho biết mô hình tiêu chuẩn của WHO không cho phép những tuyên bố này về thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh vì, dựa trên nghiên cứu trước đây, nó "đặc biệt gây hiểu lầm và ảnh hưởng đến suy nghĩ của cha mẹ và người chăm sóc về lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho trẻ em". Tiến sỹ Coyle cho biết, việc nêu bật những gì không có trong sản phẩm thường ngăn cản cha mẹ lật sản phẩm để xem hàm lượng dinh dưỡng thực sự của nó. Ngay cả khi một sản phẩm ghi là không thêm đường, nó vẫn có thể chứa đường trái cây đã qua chế biến.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng cứ ba sản phẩm thì có một sản phẩm đặc biệt gây hiểu lầm, như tên sản phẩm không khớp với danh sách thành phần. Tiến sỹ Coyle cho biết một sản phẩm có tên là "bông cải xanh, rau bina và táo" có thể khiến cha mẹ tin rằng sản phẩm này chủ yếu được làm từ rau nhưng thực tế có thể là 70% táo xay nhuyễn.
Trẻ em có xu hướng thích các lựa chọn đồ ngọt và các nhà sản xuất thực phẩm thường thêm trái cây để làm ngọt sản phẩm, ngay cả các sản phẩm mặn, vì họ muốn trẻ em thích chúng và cha mẹ sẽ quay lại để mua thêm. Điều này đặc biệt có vấn đề vì "ở độ tuổi đó, trẻ em đang phát triển khẩu vị và sở thích về thực phẩm, những thứ sẽ định hình cuộc sống của trẻ sau này".
Theo báo cáo, thực phẩm đựng trong túi bóp chiếm hơn 50% tổng số sản phẩm có trên kệ siêu thị nhưng chỉ một nửa đáp ứng được yêu cầu về lượng đường theo mô hình tiêu chuẩn của WHO. Tiến sĩ Catharine Fleming, giảng viên về sức khỏe cộng đồng và chuyên gia về dinh dưỡng nhi khoa tại Đại học Western Sydney, gọi những phát hiện này là "đáng lo ngại".
Các bậc phụ huynh đang rất khó khăn để đưa ra những lựa chọn thực phẩm tốt cho con mình trong giai đoạn được coi là "thời kỳ tăng trưởng và phát triển quan trọng" vì "mức độ thông tin sai lệch cao" có trong các tuyên bố trên bao bì.
Các nhà nghiên cứu nêu ra một số lĩnh vực chính cần được giải quyết trong các chính sách tương lai. Đó là cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn về các rủi ro sức khỏe liên quan đến thực phẩm siêu chế biến.
Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa bế mạc tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil). Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này chính là vấn đề chống đói nghèo và bất bình đẳng.
Ngày 21/11, một nhóm vũ trang đã nã súng vào một số xe chở khách tại phía Tây Bắc Pakistan, khiến ít nhất 50 người thiệt mạng và 29 người bị thương.
Lễ hội Du lịch Quốc tế Sahara lần thứ sáu đã được tổ chức tại vùng sa mạc của Algeria, với hơn 400 đơn vị tham gia. Sự kiện kéo dài 4 ngày bao gồm nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa dân gian và là một trong những sáng kiến nhằm quảng bá du lịch ở Algeria.
Động thái của Tòa án Hình sự quốc tế ICC khiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có nguy cơ bị giam giữ nếu ông đi đến một số quốc gia khác.
Lực lượng không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine. Đây là lần đầu tiên Nga sử dụng một tên lửa có tầm bắn xa và mạnh như vậy trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Một chàng trai người Ai Cập đã trở thành người nổi tiếng trên mạng xã hội, thu hút hơn 750.000 người theo dõi trên Instagram khi anh thực hiện hành trình đường bộ dài hơn chu vi trái đất từ Ai Cập tới Nhật Bản trong vòng 274 ngày.
0