Thực phẩm gây tăng nồng độ cồn dù không uống rượu bia

Không chỉ uống rượu bia hay các thức uống chứa cồn khác mà trong máu hay hơi thở người sử dụng có nồng độ cồn mà khi chúng ta ăn một số loại một số loại trái cây hay nước ép trái cây lên men cũng có thể chứa cồn với hàm lượng nhỏ.

Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa, những loại quả chín quá mức hoặc có hàm lượng tinh bột cao sau một thời gian, lượng đường trong quả sẽ chuyển hóa thành rượu. Quy trình để hoa quả trở thành một sản phẩm chứa cồn là: tinh bột - đường - enzym lên men - rượu - axit. Nếu ăn xong bạn ra đường tham gia giao thông ngay, khi cơ quan công an yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, thở vào dụng cụ test sẽ cho kết quả dương tính. Dưới đây là những thức ăn và đồ uống có thể sinh ra nồng độ cồn trong hơi thở bạn cần lưu ý:

Chuối, lê: Hàm lượng ethanol trong chuối chín là 0,02g/100g; chuối chín kỹ 0,04g/100g; lê chín 0,04g/100g… Chúng ta để ý vị giác cũng có thể nhận ra, bởi những loại quả này khi để lâu ngoài môi trường sẽ có mùi cồn đặc trưng, thậm chí qua thời gian dài tiếp tục được chuyển hóa sang dạng axit nên có mùi chua.

Cá hấp bia hay sầu riêng cũng là những thực phẩm khi ăn vào sẽ khiến hơi thở có cồn. Ảnh : VTC

Sầu riêng: Loại quả này có hàm lượng đường rất lớn, chín nhanh, lên men nhanh. Men này gây ra cảm giác cay cay khi ăn nhưng được đánh giá tốt cho hệ tiêu hóa. Nhiều người lại có sở thích ăn khi sầu riêng lên men nhưng vô tình sinh ra cồn trong hơi thở.

Vải, nhãn, hồng xiêm, mít, chôm chôm: Thực tế các loại hoa quả nhiều đường đều có thể lên men tự nhiên và sinh ra cồn. Tuy nhiên, theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Ứng dụng Việt Nam, lượng cồn này chỉ ở trong miệng, qua hơi thở không có trong máu. Thời gian hết nồng độ cồn trong vòng khoảng 15-30 phút tùy lượng bạn ăn.

Bánh mì và các sản phẩm bánh mì: hàm lượng ethanol cao nhất có trong hai sản phẩm bánh mì cuộn đóng gói là bánh mì kẹp thịt (1,28g/L) và bánh mì cuộn sữa (1,21g/L). Ở các loại sản phẩm bánh mì thông thường khác mức độ thấp hơn nhưng có thể phát hiện được hàm lượng ethanol (0,14-0,29g/L).

Gia vị thực phẩm: Một số món ăn nấu với rượu vang, rượu mai quế lộ vô tình có thể còn cồn. Hoặc một số món ăn được chế biến với lượng cồn nhỏ như cá hấp bia, thịt bê sốt rượu Marsala, các món thịt hầm. Theo nghiên cứu cho thấy, thịt hấp nấu có bia rượu sẽ giữ lại 85% lượng cồn, thịt ướp giữ 70% lượng cồn. Phải đun kỹ 150 phút thì lượng cồn mới giảm xuống còn 5% so với khi sơ chế.

Theo Trung tâm thông tin công nghệ sinh học Hoa Kỳ, nước cam, táo và nho có chứa một lượng đáng kể ethanol (lên tới 0,77 g/L). Ảnh: Suckhoedoisong

Nước ép cam, táo, nho: Theo dữ liệu của Thư viện Y khoa Quốc gia (Hoa Kỳ), người ta phát hiện ra nước ép cam, táo và nho có chứa một lượng đáng kể ethanol lên tới 0,77g/L.

Sữa chua,  kefir, kombucha và must: Sữa chua và kefir có chứa cồn do các vi sinh vật ăn đường tự nhiên của sữa, lactose. Những vi khuẩn bao gồm Bifidobacteria và Lactobacillus dường như có tác dụng hỗ trợ đối với hệ vi sinh vật đường ruột.

Kombucha là một loại trà đen lên men có thêm đường để nuôi cấy vi khuẩn và nấm men cộng sinh gọi là scoby, tạo ra hương vị và sủi bọt của đồ uống.

Must là nước ép trái cây tươi nghiền có chứa vỏ, hạt và thân của trái cây. Đây là bước đầu tiên trong quy trình sản xuất rượu vang sử dụng men tự nhiên nhưng cũng được sử dụng làm chất tạo ngọt trong nhiều món ăn. Must cũng là nguyên liệu thiết yếu để sản xuất giấm Balsamic truyền thống.

Kombucha là một loại trà đen lên men có thêm đường.

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết thêm, có nhiều loại rượu bia cũng được sản xuất từ hoa quả lên men. Cồn hoa quả hay cồn rượu bia cùng là một loại cồn, kể cả là ít hay nhiều. Do vậy, trước khi tham gia giao thông, tốt nhất nên chú ý tránh ăn nhiều các sản phẩm này, hoặc sau khi ăn xong nên súc miệng kỹ để lượng cồn bay hết trước khi lưu thông trên đường để tránh rơi vào tình huống "tình ngay lý gian". Đối với người tham gia giao thông nếu hoàn toàn không uống rượu bia mà chỉ ăn trái cây nhưng hơi thở vẫn có nồng độ cồn có quyền được giải thích về lý do có nồng độ cồn. Nếu chưa rõ ràng có thể đề nghị được xét nghiệm máu để có kết quả chính xác./.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mùa xuân là mùa của các loại hoa quả như: xoài, vú sứa, quýt, hồng xiêm... Những loại trái cây theo mùa chín tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng thực vật hơn. Sản phẩm theo mùa sẽ tươi ngon hơn, chi phí thấp hơn và bền vững hơn với môi trường. Do đó bạn nên chọn ăn các loại trái cây mùa xuân giàu dinh dưỡng thay vì chọn các loại trái cây trái mùa.

Đối với nhiều người, khoai tây là một phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều, khoai tây cũng có thể mang lại những tác hại với sức khỏe.

Cá lóc hay còn gọi là cá quả (miền Bắc), cá chuối (miền Trung) là món ăn chứa nhiều khoáng chất, vitamin... Ngoài công dụng chế biến món ăn, cá lóc còn là vị thuốc giúp bổi bổ cơ thể.

Để mỗi dịp Tết đến, xuân về thực sự có ý nghĩa cả về mặt thể chất và tinh thần thì mỗi chúng ta cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bản thân và các thành viên của gia đình.

Nếu có một chế độ ăn, ngủ, nghỉ ngơi điều độ, thì người cao tuổi vừa có thể đi chúc Tết, du Xuân, đón Tết vui vẻ, vừa được sum vầy bên con cháu lại vẫn đảm bảo sức khỏe trong những ngày Tết.

Ngày Tết, những bữa tiệc sum họp và các chuyến du xuân sẽ khiến chế độ ăn uống và sinh hoạt của các chị em bị đảo lộn. Và để luôn giữ được làn da đẹp với dáng xinh, các chị em nên bổ sung thêm những loại thực phẩm dưới đây để giúp nuôi dưỡng làn da ngay từ bên trong, mang lại vẻ ngoài căng mọng và tràn đầy sức sống.