Thực phẩm nên ăn để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả

Với người bị đái tháo đường thì chế độ ăn uống rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới quá trình điều trị và kiểm soát bệnh. Dưới đây là những loại thực phẩm nên ăn để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.

Mướp đắng (khổ qua)

Hãy làm quen với vị đắng của mướp đắng vì nó là một trong những thực phẩm tốt nhất cho bệnh tiểu đường. Mướp đắng có chứa các hợp chất như charantin, được biết đến với đặc tính hạ đường huyết. Bạn có thể chế biến nó bằng cách luộc, xào, nấu hoặc làm nước trái cây và uống mỗi sáng khi bụng đói.

Hành tây

Hành tây là một phương thuốc phòng chống bệnh tiểu đường tuyệt vời. Hành tây có chứa dược tính giúp cân bằng lượng đường trong máu, đồng thời cung cấp cho cơ thể chất chống ôxy hóa mạnh giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường. Bạn có thể xắt nhỏ hành tây và thêm chúng vào các món súp, món hầm, món salad, bánh mì và rau.

Nghệ

Nghệ không chỉ là món gia vị quen thuộc trong căn bếp mà nó còn có công dụng chữa bệnh. Bên trong nghệ có chứa curcumin, chất này có khả năng giảm mức đường huyết trong cơ thể và nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

Ngoài ra thành phần curcumin có trong nghệ còn rất tốt đối với thận của người mắc bệnh đái tháo đường.

Các loại rau lá xanh 

Các loại rau lá xanh rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường bởi trong đó có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mắt, tim mạch và chống oxy hóa. 

Bổ sung các loại rau lá xanh vào bữa ăn hàng ngày giúp bạn hạn chế bị tăng đường huyết. Một số loại rau lá xanh tốt cho người tiểu đường như cải xoăn, cải bó xôi,…

Nha đam

Các nghiên cứu khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng, gel lô hội có đặc tính hạ lipid máu và hạ đường huyết.

Bạn có thể dùng chiết xuất gel nha đam, sau đó pha cùng một ít nước cốt chanh và pha loãng với nước rồi thưởng thức vào mỗi buổi sáng để kiểm soát đường huyết.

 Gừng

Nhiều nghiên cứu khoa học đã xác nhận rằng, gừng giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng tiết insulin và độ nhạy insulin.

Bạn có thể nhai gừng sống, sử dụng gừng trong thức ăn, uống trà gừng, tiêu thụ bột gừng, sử dụng dầu gừng và thêm gừng vào nước ép để giúp kiểm soát đường. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế tiêu thụ gừng sau 6 giờ chiều.

Quế

Quế là thảo dược bổ sung tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường vì ngoài kiểm soát đường huyết, nó còn giúp điều trị bệnh béo phì, co thắt cơ, tiêu chảy và cảm lạnh thông thường. Bạn có thể sử dụng vỏ quế, bột quế trong các món ăn hàng ngày hoặc dùng chung với cà phê.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ăn ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, sẽ ít ảnh hưởng hơn đến lượng đường trong máu của bạn vì chúng không được tiêu hóa nhanh do chứa nhiều chất xơ.

Một đánh giá năm 2018 đã cho thấy mối liên quan đến việc ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt hơn với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 thấp hơn. Ngũ cốc nguyên hạt cũng được phát hiện là có lợi trong việc giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường như béo phì và kháng insulin.

Sữa chua ít đường

Ít người biết rằng sữa chua ít đường cũng là thực phẩm rất tốt cho người bị đái tháo đường. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng do sữa chua không đường có chứa lượng lợi khuẩn probiotic nên có khả năng kiểm soát mức đường huyết trong cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. 

Ngoài ra sữa chua không đường còn giúp giảm cân và giúp cho người bị tiểu đường tuýp 2 cải thiện tình trạng cơ thể. 

Tổng hợp

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đã tiếp nhận cuộc điện thoại thông báo một bệnh nhân cần cấp cứu tại sân tập pickleball (địa chỉ tại Cầu Giấy, Hà Nội) vào tối hôm qua 2/12.

Sáng 7/10, tại Cung thể thao Quần Ngựa, hàng trăm mẹ bầu tại Hà Nội đã tham gia đồng diễn yoga với mong muốn truyền cảm hứng về một thai kỳ khỏe mạnh.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau mưa lũ gồm tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm.

Giải mã gen là một trong những phương pháp hiệu quả để hỗ trợ sàng lọc, phát hiện sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư và đột quỵ - thông tin được đưa ra tại tọa đàm “Sức khỏe về gen và chống lão hóa” diễn ra ngày hôm qua tại Hà Nội.

Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu phân bổ vitamin A cho các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, điều trị bệnh nhi mắc sởi nhằm tăng hệ miễn dịch ở trẻ.

Sau mùa bão lũ, đặc biệt khi cơ sở vật chất thiếu thốn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước sạch khan hiếm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau một thời gian, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.