Thương mại điện tử Việt mới chỉ chú trọng kênh bán lẻ

Theo ước tính của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), với doanh thu 20,5 tỉ USD trong năm 2023, tỉ trọng doanh thu thương mại điện tử chiếm khoảng 7,8 - 8% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Tuy nhiên, có thể thấy, đi cùng sự phát triển của thương mại điện tử mới chỉ là các mặt hàng tiêu dùng nhỏ lẻ, giá trị thấp. Còn những mặt hàng giá trị lớn, vẫn chưa đủ tin cậy để thu hút khách hàng chi tiêu.

Là doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ lưu kho cho các sàn thương mại điện tử, đại diện doanh nghiệp này cho biết, đa số các sản phẩm Việt bán trên sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế hiện nay vẫn chỉ là các sản phẩm nhỏ lẻ, giá trị thấp trong khi thế mạnh về đồ gỗ nội thất, sản phẩm thủ công mỹ nghệ,… lại chưa được khai thác.

Theo thống kê, các loại hàng hóa, dịch vụ thường được người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhiều nhất là quần áo, giày dép và mỹ phẩm (76%); thiết bị đồ dùng gia đình (67%); sách, hoa, quà tặng (53%); xem phim trực tuyến (35%) và thực phẩm (32%)…

Thương mại điện tử Việt mới chỉ chú trọng kênh bán lẻ

Đây đều là những mặt hàng giá trị thấp. Một trong những nguyên nhân khiến các sản phẩm lớn, giá trị cao chưa phát triển trên trên thương mại điện tử do chi phí vận chuyển lớn, trong khi người tiêu dùng còn lo ngại rủi ro.

Theo các chuyên gia, nếu như kênh bán lẻ với những mặt hàng tiêu dùng đã phát triển thành công trên sàn TMĐT thì cũng đã đến lúc khai thác tiềm năng, kinh doanh những mặt hàng giá trị cao hơn.

Điều quan trọng là thị trường này cần chiếm trọn được niềm tin khác hàng. Bên cạnh đó, việc Livestream bán hàng đang là một bước tiến lớn với ngành thương mại điện tử bởi vậy cần tận dụng phương thức này để bán các mặt hàng giá trị cao, tháo gỡ rào cản “không được xem hàng trước” của khách hàng. Đó là hướng đi mà nhiều doanh nghiệp cần khai thác trong thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhu cầu vốn trung, dài hạn của nền kinh tế Việt Nam ước khoảng từ 700.000 đến 1 triệu tỷ đồng/năm, song vẫn dựa chủ yếu vào tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ cho thuê tài chính/GDP tại Việt Nam rất thấp, chưa đầy 0,4%. Vì vậy, kết hợp vay vốn và cho thuê tài chính, giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn và các thiết bị cần thiết cho việc sản xuất kinh doanh với lãi suất tốt hơn.

Hãng sản xuất ô tô Nissan của Nhật Bản cho biết lợi nhuận ròng của hãng trong tài khóa 2023-2024 tăng gần gấp đôi so với tài khóa trước đó, song dự báo sẽ giảm khoảng 10% trong tài khóa hiện tại.

VinFast Auto vừa công bố sẽ gia nhập thị trường ô tô điện Philippines từ cuối tháng 5/2024, khẳng định quyết tâm chinh phục thị trường Đông Nam Á và nỗ lực thúc đẩy giao thông điện hóa trên toàn cầu.

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho thấy vụ Đông Xuân 2023-2024, Tập đoàn Lộc Trời nợ 245 tỷ đồng tiền mua lúa của hơn 900 nông dân huyện Phú Tân, Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành và Tri Tôn.

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã chính thức lên tiếng trước các phản ánh về thuế, phí tại sân bay làm tăng giá thành cơ cấu vé bay của các hãng hàng không hay không.

Trước thông tin cho rằng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, nguy cơ phá sản cao, CTCP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã HHV) đã lên tiếng giải thích về mô hình đầu tư PPP giao thông với khoản nợ vay ngân hàng lớn.