Thưởng thức nghệ thuật sắp đặt cầu đi bộ Trần Nhật Duật
Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật, Hoàn Kiếm (TP.Hà Nội) được thực hiện bởi nhóm họa sĩ từng tham gia dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân, dự án nghệ thuật công cộng Phùng Hưng như nghệ sĩ Vũ Xuân Đông, Lê Đăng Ninh, Cấn Văn Ân và giám tuyển Nguyễn Thế Sơn.
Với chủ đề “Nước,” các tác phẩm sắp đặt tương tác khắp các vị trí trên cây cầu đi bộ, qua đó biến hóa cây cầu trở thành một bộ sưu tập tác phẩm sắp đặt ánh sáng. Còn chủ đề “Thủy cung” cảm giác giống như một đường hầm thủy cung đầy hấp dẫn với đủ loài cá đại dương đang bơi lội phía trên vòm cầu.
Dọc suốt hành lang thành cầu, tác phẩm sắp đặt ánh sáng với chủ đề “Sóng” của họa sỹ Lê Đăng Ninh cũng gợi lại ký ức của những lớp sóng sông Hồng chuyên chở phù sa suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Theo hoạ sĩ Lê Đăng Ninh, anh chọn câu chuyện là "sóng" mang tính trang trí ẩn dụ kết hợp với hình người sinh hoạt của Henri Oger ghi chép lại từ thế kỷ 19 mang hình thái tạo nên tác phẩm hình thái ngôn ngữ và mong muốn với mình là một cái kết nối giá trị văn hoá xưa, bên cạnh mình sử dụng đèn led soi sáng lối đi cho những người qua cầu này.
Ông Trịnh Hoàng Tùng, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, dự án cầu đi bộ với chủ đề "nước" lần này như gạch nối giữa khu phố cổ trong đê và Phúc Tân ngoài đê tạo nên một không gian nghệ thuật cộng đồng đi bộ thu hút khách du lịch cũng như thúc đẩy kích thích phát triển kinh tế, văn hóa và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.
Mặc dù dự án mới đưa vào sử dụng nhưng đã được cộng đồng dân cư đánh giá cao. Dự án này cũng giúp kích thích thói quen đi bộ khám phá các di sản văn hóa nghệ thuật trong đô thị, cung như sẽ góp thêm một điểm đến văn hóa ở quận Hoàn Kiếm trong thời gian tới.
Cây cầu đi bộ bắc ngang qua phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) được xây dựng và đi vào sử dụng từ năm 2014. Cây cầu được thiết kế bằng thép và bê tông cốt thép chiều dài 44,6m, gồm 2 nhịp dầm, chiều rộng cầu 3m, tĩnh không tối thiểu 4,75m. Cầu xây dựng trên 4 mố trụ chính và 1 trụ cầu thang. Cầu vượt cho người đi bộ qua đê Hữu Hồng - đường Trần Nhật Duật là kết nối giao thông đi bộ sang đường, tạo điều kiện đi lại thuận lợi, an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Sau thời gian dài sử dụng cây cầu đã cũ theo thời gian. Sau khi được sự chấp thuận của UBND quận Hoàn Kiếm, nhóm họa sĩ đã “tân trang” lại ngoại hình của cầu đi bộ. |
Ở Hà Nội có những con phố cổ đông đúc cả ngày. Phố Hàng Chiếu cũng không phải ngoại lệ. Đây là một trong số những con phố hiếm hoi buôn bán đúng mặt hàng gắn với tên gọi "Hàng Chiếu".
Cùng sử dụng chất liệu sợi tơ tằm giống như lụa nhưng "the" hay "sa" dường như đã trở nên khá xa lạ trong đời sống ngày nay. Với khát khao gìn giữ hơi thở của the lụa từng vang danh gắn với mảnh đất quê hương mình, nghệ nhân Lê Đăng Toản (La Khê, Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình đó có không ít gian nan.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống bốn đời làm gốm sứ, chị Vũ Như Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Vạn An Lộc (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã có 9 năm bươn chải với nghề. Thời gian 9 năm không dài đối với một nghệ nhân, vậy nhưng chị Vũ Như Quỳnh đã xây dựng được một vị thế vững chắc cho thương hiệu gốm sứ Vạn An Lộc trên thị trường.
Từ những bó hoa tươi có mặt vào những dịp lễ đặc biệt, những khoảnh khắc đáng nhớ, qua bàn tay khéo léo đã trở thành sản phẩm hộp hoa khô, khung ảnh hay đèn hoa... để kỷ niệm được lưu giữ.
Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và những phố phường rộn rã nhịp sống, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ. Trong không gian tĩnh lặng của những bức tranh, Thủ đô hiện lên dịu dàng và thơ mộng.
Hà Nội không chỉ có bốn mùa quen thuộc xuân - hạ - thu - đông, mà còn có cả một mùa để lưu giữ những bức ảnh, những thước phim, những xúc cảm và kỷ vật vô giá của một thời học trò dấu yêu sẽ không bao giờ trở lại.
0