Thưởng trà trên cao nguyên Mộc Châu

Cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu mát mẻ quanh năm. Nơi đây không chỉ thu hút khách du lịch bởi những ruộng cải trắng tinh khôi, hoa dã quỳ vàng rực mà còn bởi những đồi chè xanh mướt, bạt ngàn.

Các sản phẩm từ cây chè không chỉ cung cấp nguyên liệu cho những sản phẩm chè xanh trứ danh, đem lại nguồn kinh tế lớn cho người dân, mà còn là một nét văn hóa độc đáo, riêng có ở núi rừng Tây Bắc.

Cao nguyên Mộc Châu từ lâu đã được ví như nàng thơ của núi rừng Tây Bắc với những đồi chè xanh bát ngát. Cây chè không chỉ là cây trồng chủ lực mà còn trở thành “sản phẩm du lịch” hấp dẫn du khách gần xa. Đến đồi chè vào buổi sáng, du khách có thể tận hưởng hương chè thơm ngát, thoang thoảng trong gió và cảm nhận mùi hương thanh khiết của cỏ cây núi đồi.

Cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Em Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Du khách Hải Dương bày tỏ: "Không khí trên đây rất là dễ chịu, mát mẻ. Chè trồng rất là nhiều, đặc biệt có cả hình trái tim nữa, em chưa thấy ở đâu mà có nhiều như vậy".

Em Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Du khách Hải Dương

Một ngày mới bắt đầu trên cao nguyên với những người công nhân hái chè. Những búp chè xanh tươi nhất được chọn lựa thủ công từ những bàn tay lao động kinh nghiệm và đầy tâm huyết.

Ông Mai Văn Kháng - công nhân hái chè chia sẻ: "Một tôm hai lá, một lá hai chừa. Ý muốn nói là búp một tôm hai lá và hai cái lá chừa để đảm bảo sinh trưởng cho cây chè về lứa sau..."

Những công nhân hái chè trên cao nguyên Mộc Châu

Bà Nguyễn Thị Hoa - Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, Sơn La cho biết: "Với đặc điểm khí hậu của Mộc Châu, có thể ban ngày rất nóng nhưng ban đêm lại rất lạnh. Nhiệt độ trung bình từ 18-22 độ C cho nên chất lượng của cây chè rất là tốt. Cây chè còn cho kinh tế về mặt du lịch. Tất cả du khách đến Mộc Châu thì không ai là không tham quan đồi chè..."

Bà Nguyễn Thị Hoa – Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, Sơn La

Theo các nghệ nhân pha trà nơi đây, để có một ấm trà ngon, trước tiên phải lưu ý đến các bước nhất nước, nhị trà, tam pha, tứ ấm.

Anh Hồ Huy Hiếu - HTX Chè Tân Lập, huyện Mộc Châu, Sơn La chia sẻ: "Nhiệt độ nước không để quá cao hay quá thấp, từ 85-90 độ C để cho trà nở là phù hợp. Sau khi pha trà chắt trà ra chén tống để cho trà nghỉ. Mình mở ấm để cho trà thoát khí, lúc nào mình uống thì chắt nước vào tiếp".

Anh Quản Trọng Luân - Du khách Hà Nội tâm sự: "Đầu tiên mình uống có cảm giác đắng nhẹ, chát nhẹ, sau đó là thấy mát dịu và có vị thơm sâu trong miệng..."

Du khách thưởng trà trên cao nguyên Mộc Châu
Văn hoá đặc sắc của cư dân bản địa tại Mộc Châu

Không chỉ có cảnh quan đẹp, cao nguyên Mộc Châu còn thu hút du khách bởi văn hóa đặc sắc của cư dân bản địa. Từ những nếp nhà sàn truyền thống, ẩm thực dân tộc đến các điệu múa dân gian hay các lễ hội... đều trở thành những trải nghiệm khó quên. Tất cả những điều này khiến du khách lưu luyến và nhiều lần trở với vùng đất cao nguyên này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quận Ba Đình đã hoàn thành tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Núi Sưa. Ngôi đền trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách khi đến thăm Công viên Bách thảo ở phường Ngọc Hà.

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” là một trong số nhiều kỷ vật gắn với Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm. Ra đời giữa chiến dịch và là phần thưởng cho các chiến sĩ Điện Biên, chiếc huy hiệu ghi dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc.

7h45 ngày 07/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức bắt đầu.

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.