Thuỷ thủ Việt Nam kể giây phút kinh hoàng trên tàu qua Biển Đỏ

22h đêm ngày 14/3, ba thủy thủ người Việt Nam làm việc trên tàu hàng True Confidence trúng tên lửa của lực lượng Houthi hôm 6/3, đã trở về quê nhà. Ngay sau khi về nước, thủy thủ Phạm Văn Thành, quê tại thành phố Hải Phòng, đã kể lại những giây phút kinh hoàng khi con tàu bị trúng tên lửa.

Tàu True Confidence bắt đầu khởi hành ngày 30/1. Khi nhận tàu tại Ai Cập, con tàu có lộ trình đi qua Biển Đỏ. Công việc của thuỷ thủ Phạm Văn Thành trên tàu là thợ máy, anh làm việc theo ca, kíp được phân.

Công việc của thuỷ thủ Phạm Văn Thành trên tàu hàng True Confidence là thợ máy

Hành trình di chuyển qua Biển Đỏ dự kiến là hành trình sẽ có nhiều thử thách, trước khi bắt đầu, các thủy thủ đã được tập huấn một số công tác như phòng chống cướp biển bằng cách sử dụng vòi rồng, ẩn nấp tại phòng an toàn; phương thức cứu hộ cứu nạn; cách di chuyển xuống bè cứu sinh an toàn; cách ổn định tâm lý khi gặp sự cố bất ngờ... Đặc biệt, mỗi con tàu đi biển đều có thiết kế một phòng an toàn riêng, có ký hiệu riêng của thủy thủ, và vì sự an toàn sinh mạng của người đi tàu, chỉ có các thuỷ thủ mới biết vị trí chính xác của căn phòng.

Hành trình di chuyển của con tàu True Confidence ngày 6/3

Thuỷ thủ Phạm Văn Thành cho biết: "Tôi cũng từng đi qua eo biển này. Ngày trước, nó vẫn hoạt động bình thường. Trước khi đi, đoàn cũng họp để có phương án khi đi qua vùng Biển Đỏ như vấn đề sơ cứu cho người bị nạn, vấn đề tâm lý... Tuy nhiên, trong tình huống bị tên lửa tấn công quá nguy hiểm lúc đó, mọi người chỉ biết thoát nhanh và tập trung ở phía sau tàu, và động viên nhau khi xuống phao cứu sinh. Trước đó, khi được lực lượng Houthi cảnh báo, tàu cũng đã quay đầu được gần 20 hải lý nhưng họ vẫn bắn".

Tàu hàng True Confidence

"Với kinh nghiệm của mình, khi đang trực ở dưới phòng máy và nghe thấy tiếng nổ, tôi biết đây là do bom gây ra. Lập tức, tôi hô hào các thuyền viên khác di chuyển lên trên và bản thân cũng lập tức chạy lên. Tên lửa bắn trúng trung tâm điều khiển và bộ phận phòng ngủ của thuyền viên. Khói đen mù mịt, chúng tôi được lệnh di chuyển ra phía sau tàu để tiến hành kiểm đếm thuyền viên. Không may, hai người Philippines đang trong khoang ngủ không thoát ra được. Hiệu lệnh của thuyền trưởng là rời tàu, phao cứu sinh được bung ra, chúng tôi hỗ trợ những người bị thương trên tàu", anh Thành cho biết thêm.

Ngay sau đó, các thuyền viên trên con tàu gặp nạn cũng nhanh chóng tính đến những trường hợp xấu nhất, chuẩn bị áo phao, bè cứu sinh... Việc thoát lên tàu cứu nạn cũng là phương án cuối cùng được đưa ra. Sự việc xảy ra bất ngờ và bị động, nên bản thân anh Thành hay các thủy thủ khác cũng đều không nghĩ được nhiều, tất cả sơ tán mà không kịp mang theo bất kì đồ đạc cá nhân nào.

Trong số ba thủy thủ xấu số, có thủy thủ Đặng Duy Kiên là người Việt Nam không may bị bỏng nặng. Khi được đưa xuống bè cứu sinh, anh Kiên vẫn còn tỉnh táo, nhưng do sóng to, gió lớn, các thủy thủ không thể trao đổi quá nhiều. Sau một thời gian chống chọi với sóng gió trên biển, do vết bỏng quá nặng, anh Kiên lịm dần đi và không qua khỏi, khiến lồng ngực mọi người thắt lại. Giữa sóng biển trập trùng, gắn bó với nghề đi biển vất vả bao nhiêu năm, nay thêm chứng kiến cảnh sinh ly tử biệt không mong muốn, ai nấy đều lặng người.

"Bằng cách quét tần số rada, gửi tín hiệu tần số quốc tế, chúng tôi đã thử mọi cách để gửi phát tín hiệu đi. Sau hơn hai tiếng, chúng tôi được Hải quân Ấn Độ tới hỗ trợ và cứu nạn. Lên bờ, sau khi được bác sĩ kiểm tra, những người bị thương nhanh chóng được đưa tới bệnh viện. Sau đó, ngay lập tức có người đại diện bên phía chủ tàu tới làm việc. Đồng thời, Đại sứ quán Ai Cập cũng đã nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để hỗ trợ về mặt hộ chiếu, vấn đề đi lại để các thuyền viên được trở về quê hương một cách an toàn và nhanh nhất". - thủy thủ Phạm Văn Thành chia sẻ thêm.

Sau hơn hai tiếng, đoàn thủy thủ được Hải quân Ấn Độ tới hỗ trợ và cứu nạn
Sau khi được bác sĩ kiểm tra, những người bị thương nhanh chóng được đưa tới bệnh viện

Khi đến thành phố cảng của Djibouti ở Đông Phi, việc đầu tiên của thủy thủ Phạm Văn Thành làm là mua sim để gọi về cho gia đình. Do được tập huấn khi có sự cố xảy ra, nên tinh thần anh cũng không quá hoảng loạn. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề, anh đã biết cách xử lý để an toàn nhất cho mình và đồng nghiệp. Về đến Việt Nam, anh di chuyển luôn về Hải Phòng để toàn tụ với gia đình.

"Đêm đầu tiên sau khi trở về nhà thật khó ngủ với nhiều cảm xúc, tôi bị tỉnh giấc mất mấy lần". - anh Thành chia sẻ.

Ba thủy thủ người Việt Nam chuẩn bị từ Djibouti về nước

Sau khi về nước, anh Thành và các thủy thủ cũng thường xuyên liên lạc và thăm hỏi gia đình anh Kiên - người thủy thủ xấu số đã tử nạn trong sự cố tấn công tàu vừa qua. Cả hai thủy thủ Phạm Văn Thành và Đặng Duy Kiên đều là những người con của đất cảng Hải Phòng, dù không quen biết nhau từ trước, nhưng đã có duyên làm đồng nghiệp, anh Thành cũng dự định sẽ sớm tới thăm hỏi gia đình anh Kiên ngay sau khi tinh thần mình ổn định hơn.

Gắn bó với nghề đã nhiều năm, anh Thành cho biết, anh sẽ không từ bỏ tình yêu dành cho công việc. Sau khi về Việt Nam, anh sẽ nhanh chóng làm lại các thủ tục để sớm có thể quay lại làm việc. Anh Thành cũng chia sẻ rằng, đi biển là sự lựa chọn của mình, mỗi năm, anh gắn bó với từng con sóng tới 7-8 tháng, và đó cũng là nghề mưu sinh của gia đình anh.

Nhận định về tình huống nguy hiểm lần này, anh Thành cho biết, anh nghĩ lực lượng Houthi chỉ bắn cảnh cáo tàu, nên tên lửa bắn trúng bộ phận điều khiển, còn nếu vào thân tàu thì hậu quả lớn sẽ xảy ra. May mắn, tàu không không bị chìm, các lực lượng chức năng đang lai dắt tàu về nơi an toàn, không có sự cố tràn dầu ảnh hưởng tới môi trường.

Theo Reuters, tàu True Confidence được đăng ký tại Liberia, thuộc sở hữu của Công ty True Confidence Shipping SA nhưng lại được vận hành bởi Công ty Third January Maritime có trụ sở tại Hy Lạp. Đây là tàu hàng lớn với đầy đủ tiện nghi và mạng internet.

Con tàu bị trúng tên lửa của Houthi trên Biển Đỏ vào ngày 6/3 khi đang trên đường chở thép từ Trung Quốc tới thành phố cảng Jeddah của Ả Rập Xê Út. Vào thời điểm gặp nạn, trên tàu có 20 thành viên, gồm 1 người Ấn Độ, 15 người Philippines và 4 người Việt Nam. Cùng với đó là 3 bảo vệ có vũ trang gồm 2 người Sri Lanka và 1 người Nepal. Các thành viên trên tàu giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh. Trong số đó, có 04 thuyền viên Việt Nam. Sau sự cố tấn công, 01 thuyền viên đã tử vong và 03 thuyền viên trong tình trạng sức khỏe bình thường.

Từ giữa tháng 11/2023, nhằm mục đích gây sức ép buộc Israel phải ngừng chiến dịch quân sự nhằm vào Hamas ở Dải Gaza, lực lượng Houthi ở Yemen đã liên tục phóng máy bay không người lái và tên lửa chống lại hoạt động vận chuyển thương mại quốc tế tại Biển Đỏ./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 3 năm án binh bất động, đến thời điểm hiện tại, các đơn vị thi công, giám sát đã bắt đầu thi công trở lại. Đội phá dỡ của nhà thầu đang thực hiện giải phóng mặt bằng thuộc phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây.

Thông tin từ Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của sở sẽ chuyển đến số 2 Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Trong Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ vừa được Bộ Công an công bố, mức phạt cho lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng được đề xuất sẽ tăng thêm 2 triệu đồng từ năm 2025.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương đề xuất cơ chế giá điện hai thành phần. Về lộ trình áp dụng cơ chế giá mới, đơn vị tư vấn đề nghị áp dụng theo giai đoạn: giai đoạn thử nghiệm, giai đoạn chuyển đổi và áp dụng chính thức.

Theo tìm hiểu của phóng viên Đài Hà Nội, sự cố sập nhà trên đường Quang Trung (phường Quang Trung, thị xã Sơn Tây) đã được lường trước và đã di chuyển người và tài sản.

Giá vé đi tàu metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) ở TP. HCM theo lượt có mức thấp nhất 7.000 đồng, cao nhất là 20.000 đồng.