Tích cực xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đối thoại với 400 thanh niên Thủ đô tiêu biểu trên các lĩnh vực là đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 -2029 về chủ đề: “Thanh niên tham gia xây dựng Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại”. Cùng dự có Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương.
Hội nghị đã được nghe 14 ý kiến trao đổi, đề xuất, hiến kế của đại biểu đại diện cho lực lượng thanh niên, tập trung vào 03 nhóm vấn đề chính là: "Hà Nội xanh", "Hà Nội văn hiến", "Hà Nội văn minh, hiện đại".
Chủ tịch thành phố cho rằng, đây đều là những ý kiến tâm huyết, rất chính đáng và thiết thực, khái quát được tâm tư, nguyện vọng của đa số đoàn viên thanh niên, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của thanh niên, tinh thần nhiệt huyết, sự chủ động, trách nhiệm trong các hoạt động, phong trào của các tổ chức thanh niên và khẳng định, những vấn đề đặt ra tại buổi đối thoại cũng chính là vấn đề Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội rất quan tâm.
Đồng chí Chủ tịch UBND thành phố đã trực tiếp trả lời và chỉ đạo các đồng chí lãnh đạo các Sở, ngành giải đáp các ý kiến, kiến nghị, đề xuất của thanh niên, tập trung vào các vấn đề thanh niên quan tâm như: Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xử lý quảng cáo rao vặt trái phép; Phát triển công nghiệp văn hóa, tuyên truyền và quảng bá du lịch; Đưa môn “Hà Nội học” vào giáo dục nhà trường; Thu hút nhân tài trong kỷ nguyên số.
Đối thoại với thanh niên, đồng chí Chủ tịch UBND thành phố đánh giá cao chủ đề của hội nghị đối thoại, thể hiện sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với việc xây dựng Thủ đô phát triển bền vững, hiện đại, gắn với các giá trị văn hóa truyền thống; ghi nhận vai trò, trách nhiệm của thanh niên, tinh thần nhiệt huyết, sự chủ động vào cuộc của tổ chức thanh niên với các hoạt động thiện nguyện, hoạt động vì cộng đồng; đồng thời khẳng định sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo thành phố, các cấp, các ngành thành phố đã tạo môi trường thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp. Về công tác quản lý Nhà nước về thanh niên, trong năm 2024, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của HĐND thành phố về Chương trình phát triển thanh niên thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030 với 06 nhóm mục tiêu, 37 chỉ tiêu cụ thể, Quyết định số 1855/QĐ-UBND ngày 30/3/2023 của UBND thành phố Hà Nội về phê duyệt Danh mục 38 chương trình, nhiệm vụ, đề án, dự án thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của nghị quyết.
Kết luận hội nghị đối thoại, đồng chí Chủ tịch UBND thành phố đã nhấn mạnh một số nội dung, vấn đề cần tập trung quan tâm thực hiện:
1. Đối với các Sở, ban, ngành thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã:
- Tiếp thu đầy đủ những vấn đề đã trao đổi, thống nhất trong hội nghị đối thoại để giải quyết kịp thời, hiệu quả những kiến nghị chính đáng của đoàn viên thành niên; tiếp tục quan tâm, lắng nghe, nắm bắt tình hình thực tiễn để tham mưu thành phố tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các chủ trương, chính sách hỗ trợ thanh niên, đảm bảo phù hợp với thực tiễn.
- Tiếp tục chủ động triển khai thực hiện, hoàn thành các chương trình, nhiệm vụ, đề án, dự án được UBND thành phố giao tại Quyết định số 1855/QĐ-UBND ngày 30/3/2023 về việc phê duyệt danh mục các chương trình, nhiệm vụ, đề án, dự án thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình phát triển thanh niên thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, đảm bảo tiến độ, hiệu quả theo kế hoạch.
- Thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hỗ trợ các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên, Hội Liên hiệp Thanh niên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên tổ chức nhiều phong trào, hoạt động thiết thực, hiệu quả; khuyến khích, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp và tạo nhiều cơ hội để thanh niên được tham gia, đóng góp vào các phong trào, hoạt động chung của cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc xây dựng Thủ đô sáng - xanh - sạch - đẹp; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người trẻ về lợi ích và trách nhiệm của việc bảo vệ môi trường, tác hại của biến đổi khí hậu đối với kinh tế xã hội, hướng tới thay đổi hành vi trong các hoạt động thực tiễn.
- Tiếp tục nghiên cứu đề xuất, giải pháp nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử của Thủ đô; nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên, qua đó góp phần tuyên truyền sâu rộng trong đoàn viên thanh niên về những truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô Hà Nội và truyền tải, giới thiệu hình ảnh của Hà Nội với bạn bè quốc tế.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên tham gia xây dựng phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, áp dụng hiệu quả công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại; đồng thời hỗ trợ, định hướng cho thanh niên phát triển trong các lĩnh vực xây dựng công dân số, chính quyền số, xã hội số; xây dựng văn hóa ứng xử, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, hội nhập quốc tế.
2. Đối với Thành đoàn Hà Nội, Hội Sinh viên, Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố:
- Tiếp tục tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của đoàn viên, thanh niên (bao gồm các ý kiến, hiến kế của các đại biểu thanh niên đã phát biểu và chưa phát biểu tại hội nghị) gửi các Sở, ngành, địa phương liên quan xem xét, xử lý và trả lời bằng văn bản. Trường hợp vượt thẩm quyền giải quyết, báo cáo UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố xem xét, giải quyết theo quy định.
- Chủ động cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương và thành phố thành các chương trình hành động, thu hút đông đảo thanh niên tham gia; tạo nhiều cơ hội cho thanh niên tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách; tổ chức cho thanh niên tham gia phong trào thi đua, tình nguyện bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Thủ đô bằng các hành động cụ thể, hợp lý và thiết thực.
- Tiếp tục giáo dục, bồi dưỡng cho đoàn viên thanh niên truyền thống cách mạng, hình thành những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ như tình yêu quê hương đất nước, thể hiện cụ thể qua tình yêu Hà Nội, “hiểu Hà Nội để thêm yêu Hà Nội”; khát vọng cống hiến vì một Hà Nội xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại.
- Tiếp tục đổi mới linh hoạt, năng động hơn trong công tác vận động, tập hợp, đoàn kết, định hướng cho thế hệ trẻ, nhất là phương thức tổ chức các phong trào, hoạt động nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của thanh niên, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; phát huy những mô hình khởi nghiệp sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông minh nhưng đảm bảo thân thiện, bền vững với môi trường để phát triển Hà Nội xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại.
3. Đối với đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố:
- Tiếp tục tự rèn luyện, bồi dưỡng, hình thành những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ; nhận thức đúng đắn trách nhiệm của cá nhân đối với việc xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội, khát khao cống hiến vì một Hà Nội xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại. Bản thân mỗi đoàn viên, thanh niên cần nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, chủ động đóng góp ý kiến vào các lĩnh vực đời sống, kinh tế xã hội, trong đó có việc triển khai thực hiện Luật Thủ đô; tham gia xây dựng “Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại” bằng các hành động cụ thể: Trồng và chăm sóc cây xanh, phòng chống rác thải nhựa, vệ sinh môi trường; tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị vật chất, tinh thần của Hà Nội ngàn năm văn hiến; tham gia phát triển công nghiệp văn hóa; xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh; thực hiện văn hóa ứng xử, lối sống văn minh, ý thức chấp hành pháp luật; tham gia các sự kiện về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng thực hành xã hội, kỹ năng hội nhập.
- Tiếp tục phát huy sức trẻ, nhiệt tình, tâm huyết, tự tin, tiên phong trong nhận thức, gương mẫu trong hành động; khẳng định tầm nhìn “Khát vọng Thủ đô, hành động Hà Nội”; có tinh thần tham gia xây dựng quê hương qua những hành động thiết thực: Bảo vệ môi trường sống, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời nhanh nhạy thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ; Chủ động nắm bắt xu hướng thời đại, hướng đến nhu cầu thực tế của xã hội để khởi nghiệp, sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.
- Mỗi đoàn viên, thanh niên cần tích cực hơn nữa trong học tập, nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn, khoa học kỹ thuật, tay nghề, kỹ năng mềm để thích ứng với thị trường lao động trong nước và quốc tế; phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu, đặt mục tiêu và quyết tâm hành động để thành công; tiếp tục nuôi dưỡng và bồi dưỡng khát vọng cống hiến; tham gia có trách nhiệm, hiệu quả vào từng nhiệm vụ, công việc được giao; không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu, phát huy tinh thần xung kích, trí tuệ của tuổi trẻ để có nhiều hơn nữa những đóng góp quan trọng cho công cuộc đổi mới của quê hương, đất nước.
4. Giao Sở Nội vụ phối hợp với Thành đoàn Hà Nội tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo việc triển khai thực hiện thông báo kết luận này.
Văn phòng UBND thành phố thông báo kết luận của đồng chí Chủ tịch UBND thành phố để các cơ quan, đơn vị liên quan biết, thực hiện.
Thực hiện Nghị định 168/2024 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ, chỉ trong tuần đầu tiên của năm mới, nhiều tài xế đã bị phạt tiền và trừ điểm giấy phép lái xe. Tuy nhiên, làm thế nào để phục hồi điểm giấy phép lái xe vẫn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn.
Năm 2024, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 226.000 lao động, tăng 11.600 việc làm mới so với năm 2023.
Tròn 75 năm ghi dấu phong trào sinh viên và kỷ niệm ngày thành lập Hội Sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025), những câu chuyện của các sinh viên xếp bút nghiên, thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh vì chủ quyền dân tộc luôn được trao truyền, tiếp nối tới thế hệ trẻ hôm nay.
Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội cho biết, trong năm 2024, việc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.
Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), sáng sớm 9/1, đã có 5 trận động đất liên tiếp, trong đó trận lớn nhất có độ lớn 4.2 xảy ra tại Kon Tum gây rung lắc mạnh
Trong năm 2024, Bộ Công an đã khởi tố 62 vụ, 97 bị can liên quan đến sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm; vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
0