Tiêm kích F-35 rơi tự do, nổ tung ở căn cứ Alaska
Theo thông tin từ Đại tá Paul Townsend, chỉ huy của Phi đoàn Tiêm kích 354, chiếc F-35 đã gặp sự cố trong quá trình hạ cánh. Phi công đã thông báo tình huống khẩn cấp trên không trước khi máy bay rơi. May mắn, phi công không bị thương nặng và hiện đang trong tình trạng ổn định.
Vụ tai nạn xảy ra vào lúc 12h49 chiều (giờ địa phương), khi chiếc máy bay tiêm kích này rơi xuống và gây thiệt hại nghiêm trọng cho máy bay.
Căn cứ Eielson, cách thành phố Fairbanks khoảng 40 km về phía Nam, là một trong những cơ sở hoạt động chính của Không quân Mỹ với hơn 50 chiếc F-35.
Một đoạn video ghi lại vụ tai nạn cho thấy, chiếc F-35 đã thả toàn bộ càng đáp, xoay lật nhiều lần trong khi lao gần như theo phương thẳng đứng xuống mặt đất, sau đó phát nổ và tạo thành một đám lửa lớn.

F-35 là một trong những loại máy bay chiến đấu chủ lực của quân đội Mỹ, nổi bật với khả năng tàng hình và chiến đấu hiện đại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chiếc máy bay này đã gặp phải nhiều sự cố và bị chỉ trích. Trước đó, vào tháng 5/2024, một chiếc F-35 trên đường từ Texas đến Căn cứ Không quân Edwards ở California đã gặp tai nạn sau khi dừng tiếp nhiên liệu tại New Mexico, khiến phi công bị thương nặng.
Trong một vụ việc khác xảy ra vào tháng 10 năm ngoái, một cuộc điều tra của Thủy quân Lục chiến cho thấy, một phi công đã nhảy dù khỏi máy bay F-35 khi không cần thiết, khiến máy bay tự động bay trong 11 phút trước khi rơi xuống một khu vực hẻo lánh ở Nam Carolina.
Vụ tai nạn đánh dấu sự cố đầu tiên liên quan đến tiêm kích F-35 Mỹ trong năm nay. Sự cố diễn ra trong lúc không quân Mỹ siết quy định an toàn để hạn chế các vụ tai nạn gây thiệt hại lớn về tài chính. Không quân Mỹ đã khẳng định sẽ tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng về vụ tai nạn này nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố tương tự trong tương lai.
Ngày 18/2, phát biểu trước báo giới, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông có thể gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong tháng 2/2025.
Sau cuộc Hội đàm với Mỹ ở Ả Rập Xê Út, phía Nga tái khẳng định không chấp nhận việc Ukraine gia nhập NATO cũng như sự hiện diện của quân đội NATO tại Ukraine.
Bạn có tin rằng mình đã biết "toàn bộ sự thật" về chiến tranh Ukraine? Hay còn có những bí mật lịch sử, những nguồn cơn sâu xa mà giới truyền thông chưa từng tiết lộ? Trong phần 1 của bộ hồ sơ này, chúng ta sẽ cùng bạch hóa những mật mã địa chính trị phức tạp ít được nhắc đến trên truyền thông - những yếu tố đã âm thầm định hình cuộc chiến tại Ukraine như ngày hôm nay.
Nga và Mỹ đã có những bước đi đầu tiên hướng tới bình thường hóa quan hệ sau nhiều năm bế tắc dưới thời chính quyền của ông Joe Biden.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng Ukraine có thể phải tổ chức các cuộc bầu cử mới và nhấn mạnh rằng nhà lãnh đạo trên thực tế của nước này, Volodymyr Zelensky, không được lòng dân.
Trong chuyến thăm Trung Quốc vào cuối tuần qua, Thủ tướng Quần đảo Cook Mark Brown cho biết hai nước vừa ký Chương trình hành động về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện cho giai đoạn 2025-2030.
0