Tiềm năng phát triển thành phố hai bên bờ sông Hồng

Gần 30 năm qua, Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới quy hoạch hai bên sông Hồng. Đây không chỉ là vấn đề giải quyết bài toán đô thị hóa, mà còn tạo ra động lực lớn để Thủ đô phát triển mạnh mẽ.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này sẽ là cơ sở quan trọng để hiện thực hóa giấc mơ “Thành phố hai bên bờ sông Hồng”.

Các thành phố lớn trên thế giới đều tập trung xây dựng công trình kiến trúc bên các dòng sông. Đây cũng chính là bộ mặt đô thị, là lịch sử và thước đo cho sự phồn vinh. Ở nước ta, tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế và nhiều đô thị khác, các dòng sông đã và đang ngày một đẹp hơn nhờ việc quy hoạch và phát triển đô thị hai bên bờ.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, dòng sông đã và đang ngày một đẹp hơn nhờ việc quy hoạch

Từ đó để thấy rằng, phát triển hai bờ sông Hồng sẽ khai thác tiềm năng, mở ra không gian phát triển mới. Rất nhiều chuyên gia cũng nhìn nhận, để quy hoạch xây dựng Thủ đô phát triển hiện đại và bền vững, Hà Nội phải là thành phố quay mặt ra sông.

Đặc biệt, Hà Nội đang đầu tư xây dựng 5 huyện thành quận là: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng. Phần lớn các quận mới này đều nằm cạnh sông Hồng. Đây là sự tái khẳng định mạnh mẽ vị trí trục trung tâm chủ đạo của dòng sông lịch sử này.

Với vai trò to lớn đó, việc khai thác, phát huy tiềm năng của sông Hồng đã được cụ thể hóa tại Quy hoạch chung Thủ đô và dự thảo Luật thủ đô sửa đổi. Theo đó, sông Hồng sẽ nằm giữa khu vực đô thị phía Bắc và phía Nam Thủ đô, chảy qua trung tâm thành phố. Nguồn lực đất đai hai bên sông sẽ được phát huy tối đa giá trị để đưa vào khai thác và phát triển.

Việc khai thác, phát huy tiềm năng của sông Hồng đã được cụ thể hóa tại Quy hoạch chung Thủ đô và dự thảo Luật thủ đô sửa đổi

Ngoài việc đưa ra định hướng đối với các khu dân cư, các bãi sông sẽ được nghiên cứu xây dựng mới với tỷ lệ 5% có mật độ xây dựng thấp phù hợp với định hướng là trục không gian đặc trưng cây xanh, mặt nước, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm.

Bên cạnh đó, khi xây dựng kiến trúc đô thị hai bên cần phụ thuộc vào đặc điểm của dòng sông. Nói cách khác, việc con người ứng xử với sông sẽ phản ánh bản sắc và văn hóa đô thị. Nếu làm tốt các yếu tố trên thì đô thị ven sông Hồng mới phát triển bền vững và có bản sắc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Báo cáo Đại lộ bán lẻ thế giới năm 2024 mới phát hành của Cushman & Wakefield, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới.

Ngày 9/12 tới đây, huyện Thanh Oai, Hà Nội, tiếp tục đấu giá 19 thửa đất tại xã Đỗ Động với giá khởi điểm chỉ 5,3 triệu đồng/m².

Tại diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài PT-TH Hà Nội chủ trì tổ chức, các chuyên gia đã thảo luận chi tiết về điểm mới của Luật Đất đai 2024 trong việc định giá đất. Một trong số đó là bỏ khung giá đất và xây dựng bảng giá đất hàng năm tiệm cận với giá thị trường.

Nguồn vốn FDI đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự khởi sắc của thị trường bất động sản. Nhiều phân khúc đang có những diễn biến tích cực nhờ nguồn vốn ngoại.

Ngày 6/12, Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mỹ Đức sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 82 thửa đất tại khu lô 3 Đồng Chùa, thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Sáng 21/11, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thảo luận dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.