Tiềm năng xuất khẩu sầu riêng Việt tại thị trường Trung Quốc

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), Trung Quốc chiếm 95% lượng tiêu thụ sầu riêng toàn cầu, đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu sầu riêng hàng đầu của Việt Nam. Dự báo trong năm 2024, nếu Trung Quốc đồng ý nhập khẩu chính ngạch sầu riêng đông lạnh, giá trị xuất khẩu của sầu riêng Việt sẽ còn có cơ hội tăng mạnh hơn nữa.

Đơn vị cung cấp thông tin và phân tích USD Analytics có trụ sở tại Ấn Độ dự đoán vào tháng 10 năm ngoái rằng, thị trường sầu riêng toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng 7,51% từ năm 2023 đến năm 2030.

Thị trường sầu riêng Trung Quốc còn nhiều dư địa

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), Trung Quốc chiếm 95% lượng tiêu thụ sầu riêng toàn cầu. Thị trường Trung Quốc có nhiều không gian để phát triển và nguồn cung sầu riêng đa dạng sẽ giúp giá cả hạ xuống, điều mà người tiêu dùng sẽ rất hoan nghênh.

Sầu riêng là một loại quả phổ biến và rất được ưa chuộng bởi người dân Trung Quốc. Một số nơi còn gọi đây là "vua của các loại trái cây". Chất lượng và giá cả có thể khác nhau vào mỗi đợt hàng. Trung bình, sầu riêng có giá mỗi quả từ 100 đến 200 nhân dân tệ (CNY, tương đương 340.000 VNĐ đến 680.000 VNĐ).

Sầu riêng dần trở thành loại quả được ưa chuộng ở Trung Quốc

Theo Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, Việt Nam xếp thứ 10 trong số các quốc gia xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt trên 6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 2,6% tổng giá trị nhập khẩu nông sản của nước này.

Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến tháng 11/2023, xuất khẩu sầu riêng Việt Nam đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 4,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài sầu riêng tươi nguyên trái, nước ta còn xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, sầu riêng sấy…

Hiện nay, sầu riêng tươi của Việt Nam đã xuất khẩu đến 24 thị trường, sầu riêng đông lạnh cũng đã xuất khẩu đến 23 thị trường. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu sầu riêng lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch gần 2 tỷ USD, chiếm 91% tổng giá trị xuất khẩu loại trái cây này của Việt Nam.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu sầu riêng lớn nhất của Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, khi Việt Nam và Trung Quốc ký nghị định thư xuất nhập khẩu sầu riêng chính ngạch thì dự báo giá trị của trái cây này chỉ đạt hơn 1 tỷ USD nhưng kết thúc năm 2023 đã đạt gần 2 tỷ USD.

Dự báo trong năm 2024, nếu Trung Quốc đồng ý nhập khẩu chính ngạch sầu riêng đông lạnh thì giá trị xuất khẩu của sầu riêng sẽ còn tăng mạnh hơn nữa. Hiện tại, các cơ quan chức năng phía Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn tất việc đàm phán kỹ thuật để đi đến ký kết nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc, sau đó sẽ thống nhất và ký nghị định thư.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hiện nay, việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước là bắt buộc đối với các cấp ngân sách nhà nước (NSNN), đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) có sử dụng vốn NSNN.

Giá Bitcoin tiến sát ngưỡng 100.000 USD khi các nhà đầu tư đặt cược rằng cách tiếp cận quản lý thân thiện hơn của Mỹ đối với tiền điện tử dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ mở ra kỷ nguyên bùng nổ cho loại tài sản này.

Danh sách VNTAX 200 vừa được công bố nhằm ghi nhận đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp, bao gồm mọi loại hình từ nhà nước, tư nhân đến nước ngoài.

Sáng 21/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, đã chủ trì tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững”, thu hút sự tham gia của hơn 500 doanh nghiệp.

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 được giao là 1.700,99 nghìn tỷ đồng. Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy tính đến hết tháng 10 vừa qua, thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 1.654 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán.

Với việc xây dựng cơ sở dữ liệu lớn quản lý thuế (big Data), Cục Thuế TP Hà Nội đã số hóa, kết nối thông tin để xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu thương mại điện tử, từ đó định danh chính xác người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trên không gian mạng.