Tiến bộ khoa học - công nghệ nổi bật năm 2024
Ứng dụng rộng rãi AI trong nhiều lĩnh vực
Năm 2024 tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của robot hình người tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo. Nếu như về mặt ngoại hình, robot hình người được thiết kế để ngày càng giống người hơn như lớp da thật hơn, biểu cảm chân thực hơn thì "bộ não" cũng đã có sự phát triển vượt bậc khi AI cung cấp "trí tuệ", cho phép những cỗ máy này học hỏi từ môi trường xung quanh, đưa ra quyết định và thực hiện các nhiệm vụ phức tạp.
Năm 2024 cũng là năm ghi nhận nhiều dấu ấn của AI trong ngành y. Với sự đào tạo của mô hình AI qua các video phẫu thuật, robot có thể thực hiện thành công các ca phẫu thuật khó khăn với độ chính xác tuyệt đối.
Cuộc đua phát triển công nghệ AI đang ngày càng nóng lên với sự vào cuộc của hàng loạt quốc gia, các công ty công nghệ. Điều này hứa hẹn những bước tiến mới mà AI mang lại trong tương lai. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những thách thức. Nhiều quốc gia đang nghiên cứu và phát triển các khung pháp lý để quản lý AI, nhằm đảm bảo công nghệ này được áp dụng một cách an toàn và hiệu quả.
Vaccine chống ung thư
Mới đây, Nga đã công bố sẽ chính thức lưu hành vaccine chống ung thư vào đầu năm 2025. Khác với các vaccine phòng ngừa thông thường, vaccine chống ung thư này tập trung vào việc điều trị ung thư, kiểm soát sự phát triển của khối u và ngăn ngừa di căn. Đây là một minh chứng cho sự tiến bộ vượt bậc trong việc áp dụng công nghệ hiện đại vào chăm sóc sức khỏe.
Vaccine được đặt tên là EnteroMix, là sự kết hợp của 4 loại virus không gây bệnh, tức là các loại virus nhân tạo. Thay vì phòng ngừa, vaccine chống ung thư của Nga tập trung vào việc điều trị, nhằm kiểm soát các khối u và di căn ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc ung thư. Vaccine này không chỉ mang lại hy vọng cho bệnh nhân ung thư mà còn có thể trở thành một bước đột phá trong việc điều trị các bệnh khác liên quan đến miễn dịch.
Cuộc đua khám phá Mặt Trăng ngày càng sôi động
Ngày 6/6, tàu Thường Nga-6 của Trung Quốc ghép nối thành công trên quỹ đạo Mặt Trăng, bắt đầu quá trình chuyển giao mẫu vật lấy từ vùng tối của Mặt Trăng về Trái đất. Đến nay, Trung Quốc đang đạt được những bước tiến lớn, từ việc vẫn là quốc gia duy nhất phóng tàu vũ trụ thành công đến vùng tối của Mặt Trăng, cho đến việc lấy mẫu vật trong sứ mệnh Thường Nga-6, đồng thời tăng tốc kế hoạch đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2030.
Trong khi đó, từ vài năm qua, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cũng đẩy mạnh sứ mệnh Artemis nhằm đưa các phi hành gia Mỹ trở lại Mặt Trăng sau hơn 5 thập kỷ con người đặt chân lên hành tinh này.
Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) cũng đang tăng tốc các kế hoạch nhằm bắt kịp Mỹ và Trung Quốc trong cuộc đua không gian. Ngoài châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc cũng đều đã công bố các kế hoạch khám phá Mặt Trăng.
Thử nghiệm mạng 6G
Vào tháng 7/2024, một nhóm kỹ sư viễn thông từ Đại học Bưu chính Viễn thông Trung Quốc đã thiết lập mạng thử nghiệm thực địa 6G đầu tiên trên thế giới, đạt năng lực truyền dẫn 6G trên cơ sở hạ tầng 4G hiện có.
Trung Quốc cũng đang đề xuất các tiêu chuẩn quốc tế cho công nghệ 6G dưới sự bảo trợ của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Mặc dù chưa triển khai mạng 6G tại các đô thị lớn, nhưng Trung Quốc đang nỗ lực nghiên cứu và thử nghiệm để đạt được mục tiêu thương mại hóa công nghệ này vào năm 2030.
Trước đó, tại Hàn Quốc, LG Electronics phối hợp với nhà mạng LG Uplus đã thực hiện thành công việc truyền và nhận dữ liệu 6G ở khoảng cách hơn 500m sử dụng phổ tần Terahertz (THz).
Công nghệ 6G được kỳ vọng là nền tảng cho một kỷ nguyên thông minh, nơi AI và robot trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống. Dù vậy đến nay, thế giới chưa thống nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật và tần số hỗ trợ 6G.
Thúc đẩy giao thông xanh
Ngành giao thông vận tải là một trong những ngành phát thải khí CO2 lớn nhất, chiếm khoảng 23% tổng lượng khí thải toàn cầu. Vì vậy các nước đang tập trung vào những phát minh sáng chế thân thiện với môi trường, để hướng tới một hệ thống giao thông vận tải xanh bền vững.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Imperial London đã phát triển một thiết bị cầm tay thay đổi hình dạng để chỉ hướng cho người khiếm thị. Nhờ vậy, những người khiếm thị có thể xác định phương hướng và mục tiêu dễ dàng như người mắt sáng.
Tập đoàn VNPT đã công bố chính thức cung cấp dịch vụ VinaPhone 5G siêu tốc độ, siêu trải nghiệm. Dịch vụ này đã được phủ sóng 63/63 tỉnh, thành phố, chú trọng các khu vực trọng điểm về kinh tế - xã hội, cung cấp dịch vụ không kèm điều kiện đăng ký gói cước mới.
Ủy ban châu Âu (EC) hôm 17/12 đã chính thức mở thủ tục điều tra đối với TikTok - mạng xã hội video ngắn phổ biến toàn cầu về "những cáo buộc vi phạm luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA)".
Theo các chuyên gia Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, năm 2025 sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (blockchain), điện toán lượng tử. Điều này sẽ làm các nội dung giả mạo trở nên khó lường hơn.
Có những cơ hội lớn trong hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như: trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn, công nghệ năng lượng mới, tự động hóa, tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn do sự thiếu hụt nguồn nhân lực, cả về số lượng và chất lượng.
Hạ viện Mỹ đã gửi thư tới Apple và Google để nhắc nhở rằng, việc duy trì TikTok trên kho ứng dụng App Store và Google Play Store sau ngày 19/1/2025 là vi phạm pháp luật.
0