Tiền điện tăng cao có phải do tính luỹ tiến bậc thang?

Nhiều hộ dân ở Hà Nội bất ngờ khi nhận hóa đơn tiền điện với mức chi trả gấp đôi so với lần thanh toán gần nhất. Nguyên nhân được xác định là do EVNHANOI thay đổi ngày ghi chỉ số công tơ điện vào cuối tháng. Tuy nhiên, điều người dân băn khoăn nhất là việc gộp hai tháng vào một hóa đơn như vậy, giá điện có bị tính luỹ tiến theo bậc thang hay không?

2.151 nghìn đồng là số tiền điện gia đình chị Minh Châu, quận Hai Bà Trưng phải đóng trong kỳ tháng Hai này, cao hơn gấp ba lần so với những tháng trước đó. Số ngày sử dụng điện được tính từ 7/1 đến 29/2, theo cách ghi chỉ số điện mới được Điện lực Hà Nội áp dụng.

Nhà tôi hiện tại thấy tiền điện tăng đột biến đấy, tôi cũng thắc mắc, tôi cũng muốn hỏi xem có thể giải thích vì sao tiền điện tăng?

Chị Phạm Thị Minh Châu – Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cộng dồn hai tháng thì số tiền liệu có bị tăng khi áp tổng số điện lũy tiến theo các bậc hay không? Đây không chỉ là thắc mắc của riêng chị Châu, mà là thắc mắc chung của người dân Hà Nội khi thay đổi ngày ghi chỉ số công tơ.

Đại diện EVN Hà Nội giải thích, cách tính tiền vẫn theo nguyên tắc bậc thang, nhưng theo Thông tư 09/2023 của Bộ công thương, khi thay đổi ngày ghi chỉ số công tơ, số kwh trong từng bậc thang sẽ được giãn ra theo số ngày sử dựng thực tế. Cụ thể, trong trường hợp của gia đình chị Châu.

Vậy tại sao phải gộp số điện tổng hai tháng, mà không tách riêng tiền điện tháng 1 và tháng 2. EVN Hà Nội giải thích, điều này được thực hiện theo Nghị định 137 của Chính phủ.

Thứ nhất bậc 1, trước kia nhà chị chỉ được hưởng 50kWh, thì theo cách tính tháng này nhà chị được 87 kWh giá bậc 1, và bậc 2 trước là 50 thì giờ cũng lên 87 kWh, bậc 3 trước được hưởng 100kWh, thì giờ được hưởng 174 kWh, bậc 4,5,6 là tương tự.

Chị Nguyễn Thị Tuyết Mai – Công ty Điện lực Hai Bà Trưng, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội

Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh đánh giá, ở góc độ người tiêu dùng, việc chốt chỉ số ghi công tơ vào cuối tháng sẽ mang lại lợi ích nhất định khi được tính đúng, đủ tròn tháng, không phát sinh bất tiện. Tuy nhiên, ngày chốt chỉ số công tơ cần được cơ quan quản lý giám sát để tránh phát sinh chi phí, khiến người tiêu dùng chịu thiệt không đáng có.  

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tình trạng xe chở vật liệu xây dựng quá khổ, quá tải phức tạp trở lại. Vi phạm diễn ra chủ yếu tại các tuyến đường đê, đường quốc lộ, tỉnh lộ. Để tránh bị kiểm soát, nhiều phương tiện đã đi đường vòng hoặc hoạt động vào đêm tối muộn.

Dự báo trong tháng 5/2024, Hà Nội sẽ có hơn 90.700 ô tô đến hạn kiểm định, nhưng các trung tâm chỉ đáp ứng khoảng 74 - 87% nhu cầu. Theo dự báo của Cục Đăng kiểm Việt Nam, nguy cơ ùn tắc đang dần hiện hữu tại các thành phố lớn.

Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh vừa gửi đề xuất kiến nghị mở thêm hai tuyến buýt hai tầng, thoáng nóc, chở khách tham quan khu nội đô. Hai tuyến mới sẽ hoạt động trong phạm vi từ Quận 1 đến chợ Lớn (quận 5, 6), thời gian thí điểm đến cuối năm 2025.

Hoàn thiện mạng lưới các tuyến đường sắt đô thị, góp phần giải quyết các vấn đề ùn tắc, tai nạn giao thông, mở ra không gian phát triển đô thị, kinh tế - xã hội. Đó là mục tiêu Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô do Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị (MRB) vừa trình UBND Thành phố Hà Nội.

Diễn biến nhập lậu gia cầm vẫn phức tạp, kinh doanh con giống gia cầm nhập lậu công khai nhưng chưa được kiểm soát. Đây là thông tin tại cuộc họp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các bên liên quan, bàn giải pháp ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm diễn ra ngày 8/5 tại Hà Nội.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị, các trường trung học cơ sở tuyệt đối không vận động học sinh không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2024-2025.