Tiện ích từ các giải pháp giao thông thông minh

Giao thông thông minh đã mang lại rất nhiều tiện ích và trải nghiệm di chuyển. Hiện nay, Hà Nội đã áp dụng nhiều ứng dụng số trong giao thông thông minh làm thay đổi cách mà người dân tham gia giao thông mỗi ngày.

Thay vì mất nhiều thời gian chờ đợi, giờ đây với ứng dụng di động giao thông thông minh, người dân có thể dễ dàng theo dõi lịch trình của các tuyến xe buýt, thời gian xe đến bến. Những chiếc vé giấy giờ cũng được thay thế bằng vé điện tử. Không cần phải có internet, người dân vẫn có thể xuất trình vé điện tử với đầy đủ thông tin hành khách.

Chị Đào Phương Thảo (phường Tân Mai, quận Hoàng Mai) chia sẻ: “Khi ứng dụng vé xe buýt ảo tôi thấy mọi việc trở nên rất văn minh, minh bạch ở trên xe buýt”.

Những biển báo thông minh giờ cũng xuất hiện nhiều trên các tuyến đường của Thủ đô. Cảnh báo giao thông bằng hình ảnh và chữ liên tục được cập nhật theo thời gian thực giúp người tham gia giao thông chủ động lộ trình di chuyển, giảm ùn tắc.

Anh Đỗ Văn Đức (phường Văn Quán, quận Hà Đông) cho hay: “Giải pháp này giúp mình chủ động về hướng đi của mình. Nếu mình thấy dọc đường này bị ùn tắc thì mình có thể rẽ luôn xuống đường kia để mình đi. Tránh việc mình phải dồn lên trên này chờ đợi rất lâu”.

Hệ thống camera tích hợp trí tuệ nhân tạo có khả năng đo đếm lưu lượng, nhân diện và phân loại các loại phương tiện. Dữ liệu sẽ được truyền về Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông. Ngoài làm cơ sở để điều tiết mật độ giao thông, hệ thống còn là công cụ giám sát, xử lý vi phạm 24/24.

Ông Phạm Thành Lâm - Trung tâm quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội, cho biết: “Chúng tôi đã áp dụng công nghệ mới, lưu lại cả những video của phương tiện vi phạm, sau khi phát hiện vi phạm hệ thống sẽ nhận dạng biển số, hệ thống sẽ tự quay lại thời điểm diễn ra vi phạm để làm bằng chứng. Sau đó chúng tôi sẽ chuyển cho lực lượng cảnh sát giao thông để xử lý theo quy định”.

Hiện nay, nhiều tiện ích như quản lý các điểm đỗ xe tự động, vé điện tử giao thông cộng cộng dần được tích hợp vào Trung tâm quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội, tiến tới hình thành nên hệ thống giao thông thông minh ITS với 12 chức năng, tập trung vào quản lý, khai thác và điều hành giao thông đô thị tại Hà Nội.

Năm 2030, Hà Nội sẽ cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

Ông Trần Hữu Bảo - Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội, cho biết: “Khi đề án giao thông thông minh đi vào hoạt động sẽ giúp thay đổi thói quen tham gia giao thông của người dân. Đồng thời giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố được thuận lợi, chính xác hơn”.

Thông qua ứng dụng số, ngày càng có nhiều người dân được tiếp cận với những tiện ích từ giao thông thông minh. Điều này đang dần làm thay đổi thói quen của người dân khi tham gia giao thông, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ của các phương tiện giao thông công cộng, từ đó thu hút hành khách sử dụng.  Đây là tiền đề để Hà Nội hình thành Trung tâm Quản lý điều hành giao thông chung của thành phố vào năm 2025 theo đề án "Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” vừa được HĐND thành phố thông qua tại kỳ họp thứ 19.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).

Sáng 22/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), thôn Nậm Tông (xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) và thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).

Cục CSGT hướng dẫn người dân khi đăng ký xe nhập khẩu, có thể thực hiện qua dịch vụ công hoặc với ứng dụng VNeID.

Ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Cùng thời điểm, lễ khánh thành được tổ chức cầu truyền hình trực tuyến tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lếu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Từ sáng 21/12, toàn bộ đường song hành xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc (TP.HCM) đã được thông xe để phục vụ người dân đi lại, tiếp cận tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.