Tiếp tục nghiên cứu kỹ, thảo luận rõ các nội dung luật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục nghiên cứu kỹ, thảo luận rõ các nội dung tiếp thu, chỉnh lý; bám sát các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc chỉ đạo đã được thống nhất.

Sáng 12/8, tại Nhà Quốc hội (Thủ đô Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, phiên họp chuyên đề pháp luật lần này là phiên họp thứ 5 trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV – là phiên họp quan trọng để thảo luận công tác lập pháp của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp. Ảnh: TTXVN.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, các dự án luật được thảo luận lần này thuộc nhiều lĩnh vực được dư luận xã hội quan tâm, có tác động lớn đến người dân và doanh nghiệp, liên quan đến nhiều ngành và địa phương.

Đồng thời, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục nghiên cứu kỹ, thảo luận rõ các nội dung tiếp thu, chỉnh lý; bám sát các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc chỉ đạo đã được thống nhất để bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm chất lượng cao nhất của các dự án luật.

Toàn cảnh phiên họp.

Trong ba ngày làm việc tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý 10/11 dự thảo luật dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm các dự thảo: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi).

Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo: Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 4/11, tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, đã tổ chức phiên trù bị. Tham dự của 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sáng nay Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm thì việc tổng hợp, lấy ý kiến người dân với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật là vô cùng quan trọng. Song, công việc này vẫn còn hình thức và chưa mang lại hiệu quả cao. Đây là phản ánh của đại biểu Quốc hội về chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong phiên thảo luận 4/11.

Phát biểu tại phiên họp Quốc hội chiều 4/11, Đại biểu Nguyễn Tri Thức - Đoàn ĐBQH TP. HCM đề nghị Chính phủ quan tâm quản lý các trang thông tin trên mạng xã hội, các phương tiện truyền thông để kiểm soát các hoạt động mua bán sữa mẹ trái phép và cần có các chính sách để vận động hiến tặng sữa mẹ, giống chính sách vận động hiến máu tình nguyện.

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng 4/11, các đại biểu đã bày tỏ sự quan tâm đến nhiều vấn đề nóng của xã hội trên các lĩnh vực: lao động việc làm, y tế, giáo dục... Đặc biệt là những vấn đề cần quan tâm sau siêu bão Yagi vừa qua.

Phát biểu tại phiên họp Quốc hội sáng 4/11, đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình kiến nghị nhân dân và cử tri mong muốn xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình khẩn cấp để trục lợi.