Tiếp tục phát triển mạnh mẽ kỹ thuật lấy - ghép đa tạng

Ngày 27/11, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã hỗ trợ Bệnh viện Quân y 103 tổ chức lấy 7 mô tạng gồm tim, gan, phổi, 2 thận, 2 giác mạc từ người hiến chết não, đồng thời thực hiện chuyển giao kỹ thuật ghép gan cho Bệnh viện Quân y 103. Đây cũng là lần thứ ba Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hỗ trợ Bệnh viện Quân y 103 theo hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ghép gan năm 2024.

Trước đó, Bệnh viện Quân y 103 đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 20 tuổi, hôn mê sâu do chấn thương sọ não nặng ngày thứ 5. Sau những nỗ lực cứu chữa của đội ngũ y, bác sỹ, bệnh nhân được chẩn đoán chết não. Với tấm lòng nhân đạo thiện nguyện, đại diện gia đình đã đồng ý hiến mô, tạng của nạn nhân để cứu sống nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo khác.

Nhận được thông tin, chiều ngày 27/11, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ngay lập tức cử các chuyên gia hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Quân y 103 để xây dựng kế hoạch lấy - ghép đa mô, tạng bảo đảm an toàn, chặt chẽ, khoa học và tuân thủ đúng các quy định chuyên môn.

Sau hơn 1 tiếng hội chẩn, đoàn chuyên gia Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã gấp rút có mặt tại bệnh viện Quân y 103. Trong ca ghép đa tạng lần này, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã giúp đỡ về nhân lực và các trang thiết bị y tế; hỗ trợ lấy tim, phổi, gan, 2 thận và 2 giác mạc từ người hiến chết não; đồng thời tham gia chuyển giao kỹ thuật ghép gan trực tiếp và hỗ trợ hồi sức sau mổ tại Bệnh viện Quân y 103.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hỗ trợ lấy tim, phổi, gan, 2 thận và 2 giác mạc từ người hiến chết não.

Sau ca ghép đa tạng, các bệnh nhân nhận tạng đang có những tiến triển tốt. Đối với ghép gan, bệnh nhân tỉnh táo, rút nội khí quản và có thể nói chuyện bình thường ngay sau ca mổ. Đây là ca ghép gan thứ ba Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hỗ trợ trong hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ghép gan với Bệnh viện Quân y 103 đã ký đầu năm 2024.

Ca ghép đầu tiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hỗ trợ là ca ghép từ người cho sống diễn ra vào ngày 04/07/2024. Ca ghép gan thành công chính là kết quả của quá trình chuyên giao, sự phối hợp nhịp nhàng nhanh chóng kịp thời giữa hai bệnh viện. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã và đang có những đóng góp to lớn trong sự phát triển ghép mô, tạng tại Việt Nam.

Trong năm 2024, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện ký kết chuyển giao kỹ thuật ghép gan cho 4 cơ sở y tế. Trong buổi ký kết chuyển giao kỹ thuật ghép gan cho Bệnh viện Trung ương Huế vào tháng 11 vừa qua, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: “Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 coi công tác chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện là trách nhiệm, là mong muốn của cán bộ nhân viên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 muốn chia sẻ tới các đồng nghiệp của mình”.

Êkíp thực hiện ca ghép tạng.

Tính đến nay, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện gần 250 ca ghép gan, gần 500 ca ghép thận, 02 ca ghép tim, 04 ca ghép phổi và 04 ca ghép chi, trở thành trung tâm ghép gan số 1 Việt Nam và Đông Nam Á. Với số lượng ghép 50 ca/năm, phấn đấu đạt 100 ca/năm trong giai đoạn tới cho thấy trình độ, kinh nghiệm, năng lực ghép gan của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vươn tầm quốc tế.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng đã triển khai hỗ trợ, hợp tác, đào tạo chuyển giao kỹ thuật ghép gan cho Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Quân y 103…; chuyển giao kỹ thuật ghép thận cho Bệnh viện Quân y 175, điều phối ghép phổi cho Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế…

Sự hợp tác, đào tạo chuyển giao kỹ thuật ghép tạng sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho những bệnh nhân không may mắc bệnh hiểm nghèo, đồng thời cũng phù hợp với quan điểm xây dựng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trở thành Trung tâm chuyển giao kỹ thuật, học tập từ các nước tiên tiến trên thế giới, sau đó chuyển giao tới các bệnh viện trong nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tính đến trưa 28/11, Bệnh viện Vũng Tàu và Trung tâm Y tế Vietsovpetro tiếp nhận 291 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm, đến nay đã cho về nhà 140 ca, còn 151 đang điều trị tại bệnh viện.

Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034 và tăng lên 2,5 triệu vào năm 2059 nếu mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn cao như hiện nay.

Bộ Y tế vừa có Công văn số về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; y tế các bộ, ngành; các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế và Hiệp hội bệnh viện tư nhân Việt Nam.

UBND thành phố yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành triển khai tiêm vaccine uốn ván, bạch hầu vào chương trình tiêm chủng mở rộng để tiêm cho trẻ em 7 tuổi trên địa bàn thành phố bắt đầu từ tháng 11 này; đảm bảo chỉ tiêu tiêm chủng năm 2024 đạt từ 90% trở lên.

Việc giới thiệu yoga cho trẻ mầm non đang trở thành một xu hướng quan trọng trong lĩnh vực giáo dục và nuôi dưỡng trẻ, không chỉ giúp trẻ phát triển về mặt thể chất mà còn có ảnh hưởng tích cực đến tinh thần và sự phát triển toàn diện.

Bộ Y tế vừa có quyết định về việc ban hành kế hoạch thanh tra năm 2025, sẽ có 30 cuộc thanh tra, hướng tới mục tiêu đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực y tế.