Tiếp tục truy tố cựu Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức

Liên quan đến đại án Việt Á, cựu Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức Nguyễn Minh Quân cùng một số người khác bị đề nghị truy tố vì liên quan đến những sai phạm nhập các vật tư, kit test xét nghiệm Covid-19

Ngày 24/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP. Hồ Chí Minh cho biết đã ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án “Vi phạm về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ” xảy ra ở Bệnh viện Thủ Đức, Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á), Công ty TNHH Thiết kế xây dựng TM&DV Nam Phong (Công ty Nam Phong).

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh đề nghị truy tố các bị can gồm: Nguyễn Minh Quân (cựu Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức); Nguyễn Lan Anh (cựu Phó Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức); Trương Thị Bảo Trân (nhân viên vật tư trang thiết bị y tế Bệnh viện Thủ Đức); Phạm Vũ Phong (Giám đốc Công ty Nam Phong) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ngoài ra, bị can Phạm Vũ Phong còn bị truy tố về tội “Đưa hối lộ”; bị can Trương Thị Bảo Trân bị truy tố tội “Nhận hối lộ”. Bị can Mai Lệ Quyên (Trưởng khoa Vi sinh, Bệnh viện Thủ Đức) cũng bị đề nghị truy tố tội “Nhận hối lộ”.

Theo kết luận điều tra, ngày 20/8/2020, Bệnh viện Thủ Đức có kế hoạch triển khai xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 nên đã tìm các đối tác đảm bảo nguồn vật tư, kit xét nghiệm. Sau đó, bệnh viện liên hệ Công ty Việt Á và nhân viên kinh doanh đã giới thiệu kit xét nghiệm.

Cựu giám đốc Bệnh viện Thủ Đức tiếp tục bị đề nghị truy tố. Ảnh: Dân Việt.

Nhân viên này giới thiệu Phong bán kit xét nghiệm do Công ty Việt Á sản xuất trực tiếp từ Công ty Nam Phong. Bị cáo Quân với vai trò là Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức đã ký các quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu là Công ty Việt Á và Công ty Nam Phong khi chưa thẩm định hồ sơ; thẩm định hồ sơ đề xuất của nhà thầu, xếp hạng nhà thầu.

Việc thực hiện hồ sơ các gói thầu cho Công ty Việt Á, Công ty Nam Phong nhằm hợp thức hóa hồ sơ nhằm thanh toán số lượng kit xét nghiệm do hai công ty này cung ứng trước; không xem xét năng lực, kinh nghiệm nhà thầu. Điều này gây thiệt hại cho Bệnh viện Thủ Đức hơn 14,9 tỷ đồng.

Phong dù biết công ty của mình không đủ tính hợp lệ với tư cách pháp nhân của nhà thầu, nhưng vẫn sử dụng pháp nhân của Công ty Nam Phong nhằm gian dối, thông thầu. Thực hiện một gói thầu chào hàng cạnh tranh, bốn gói thầu chỉ định rút gọn và 33 gói chỉ định thầu mua kit xét nghiệm do Công ty Việt Á sản xuất từ Công ty Nam Phong.

Theo kết luận điều tra bổ sung, về hậu quả thiệt hại, giá kit xét nghiệm do Công ty Việt Á sản xuất (đã bao gồm 5% lợi nhuận) tối đa là 143.461 đồng/kit. Bệnh viện Thủ Đức đã thanh toán cho Công ty Việt Á và Công ty Nam Phong để mua kit xét nghiệm là hơn 24,9 tỷ đồng. Trong đó, Bệnh viện Thủ Đức thanh toán hơn 640 triệu đồng cho Công ty Việt Á và thanh toán 24,3 tỷ đồng cho Công ty Nam Phong (còn 8,9 tỷ đồng chưa thanh toán).

Các cá nhân tại Bệnh viện Thủ Đức không làm đúng quy trình đấu thầu, dẫn đến thiệt hại cho bệnh viện hơn 14,9 tỷ đồng.

Công ty Nam Phong hưởng lợi trong việc bán kit xét nghiệm cho Bệnh viện Thủ Đức là hơn 10,5 tỷ đồng (chưa bao gồm thuế phải nộp cho Nhà nước).

Nhằm hoàn thiện hồ sơ để bệnh viện thanh toán tiền mua kit xét nghiệm, Phong còn đưa hơn 997 triệu đồng tiền hoa hồng cho nhân viên tại Bệnh viện Thủ Đức.

Trong đó, bị can Trương Thị Bảo Trân đã hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu sai quy định để Bệnh viện Thủ Đức thanh toán tiền mua kit xét nghiệm. Trân đã nhận hơn 997 triệu đồng tiền hoa hồng từ Công ty Nam Phong và đã chủ động nộp lại toàn bộ trước khi bị khởi tố.

Mai Lệ Quyên đã quyết định và lựa chọn kit xét nghiệm của Công ty Việt Á để Bệnh viện Thủ Đức đấu thầu dẫn đến thiệt hại. Quyên đã nhận 100 triệu đồng tiền "bồi dưỡng" của Lê Trung Nguyên (nhân viên Công ty Việt Á) thông qua tài khoản của chồng bị can.

Nguyễn Lan Anh thừa nhận do tin tưởng hồ sơ thầu đã có quyết định phê duyệt từ ông Quân; tin tưởng nhân viên thực hiện đúng quy trình nên đã ký hợp đồng với Công ty Nam Phong để mua kit xét nghiệm, gây thiệt hại cho bệnh viện.

Trước đó, vào tháng 12/2023, bị cáo Nguyễn Minh Quân cũng đã bị TAND TP. Hồ Chí Minh tuyên phạt 16 năm tù về tội “Tham ô”, 5 năm về tội “Rửa tiền”, tổng hợp hình phạt là 21 năm tù. Các bị cáo còn lại nhận mức án từ ba năm tù treo tới 15 năm tù với tội “Tham ô”, “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Thủ Đức và các đơn vị liên quan.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời gian gần đây, việc vận chuyển các chất ma túy qua đường hàng không đang có chiều hướng tăng đột biến cả về số lượng vụ việc, khối lượng tang vật vi phạm với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Trước những khó khăn, thách thức này, các lực lượng chức năng đã chủ động trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh.

Để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh, khi điều khiển bất kỳ phương tiện nào, người lái cũng cần phải quan sát thật kỹ trước quyết định vượt. Tình huống sau đây là một ví dụ cho việc vượt ẩu, gây ra va chạm giữa xe máy và xe khách.

Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã bị bắt, khởi tố về tội "Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước".

Hàng trăm kg lạp xưởng nhập lậu, không có hóa đơn chứng từ, vừa bị Đội 6, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Hà Nội, phối hợp cùng Đội QLTT số 14, Cục QLTT Hà Nội, phát hiện và thu giữ.

Tình hình nhập lậu thuốc lá, buôn bán, vận chuyển, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trên thị trường qua không gian mạng ngày càng tăng về quy mô và mức độ nghiêm trọng. Đặc biệt là tình trạng mua bán, sử dụng thuốc lá điện tử, pha trộn ma túy (cần sa, ma túy tổng hợp) đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi cần có các giải pháp đồng bộ từ phía các cơ quan chức năng.

Giả danh cơ quan công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, "sập bẫy" của các đối tượng. Công an quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 15 tỷ đồng.