Tiếp tục xét xử phúc thẩm đại án Vạn Thịnh Phát

Sáng ngày 5/11, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và 47 bị cáo có kháng cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị, tổ chức có liên quan (giai đoạn 1).

Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xây dựng một hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát gồm khoảng 1.000 công ty con, công ty liên kết và giao cho người thân, người nhà của bị cáo nắm giữ điều hành, quản lý.

Bị cáo Trương Mỹ Lan tuy không nắm chức vụ tại của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB, nhưng là cổ đông chính ở đây, từ đó cùng đồng phạm đã lập khống hồ sơ vay vốn để rút tiền từ SCB sử dụng cho nhu cầu cá nhân mình. Từ 9/10/2018 đến 7/10/2022, bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt của SCB hơn 304.000 tỷ đồng.

Tại phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án (giai đoạn 1) vào tháng 4/2024, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan tử hình về tội “Tham ô tài sản”; 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ” và 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, tổng hợp mức án là tử hình. Đồng thời buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi thường cho SCB hơn 673.000 tỷ đồng.

85 đồng phạm của bà Lan nhận mức án từ 3 năm tù treo đến tù chung thân. Còn tại phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 của vụ án vào tháng 10/2024, bà Trương Mỹ Lan đã nhận thêm án tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới và rửa tiền.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng nay, 27/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội biểu quyết thông qua các nội dung: Luật Phòng không nhân dân, Luật Công đoàn (sửa đổi) và Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Sáng 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội để nghe báo cáo kết quả về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của thành phố năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025 - 2030.

Sáng 27/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương, cho rằng cần có quy định bắt buộc về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Sáng 27/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Góp ý vào dự án Luật, đại biểu Điểu Huỳnh Sang - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng từ 60% lên 75% mức tiền lương bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp để phù hợp với thực tiễn của cuộc sống hiện nay.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có rất nhiều kho xưởng nằm gần các khu dân cư, diện tích hàng trăm, thậm chí hàng nghìn mét vuông, nếu không may xảy ra hỏa hoạn sẽ gây cháy lớn, cháy lan, nhất là đối với các cơ sở liền kề, khu dân cư xung quanh.

Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (TWAS) vừa bầu chọn 74 viện sĩ mới, nâng tổng số thành viên của viện này lên 1.444 người.