Tiết kiệm 10 tỷ đồng mỗi năm nhờ chứng thực điện tử

Kể từ ngày 2/1/2025, Hà Nội chính thức áp dụng bản sao chứng thực điện tử trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Việc này giúp người dân và cả cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc.

Công ty TNHH đầu tư ĐQA Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, mỗi năm phải chứng thực bản sao gần 1.000 bộ hợp đồng kinh tế bằng giấy để làm việc với đối tác. Nhưng khi có chứng thực điện tử, đơn vị chỉ cần chứng thực duy nhất một bản sao chứng thực điện tử. "Mỗi hợp đồng kinh tế chứng thực mất khoảng 70.000 đồng, tùy theo số trang. Sử dụng chứng thực điện tử chúng tôi, tiết kiệm được mỗi năm hơn 50 triệu đồng tiền đi chứng thực bản giấy", anh Nguyễn Thành Đạt, Giám đốc Công ty chia sẻ.

Từ đầu tháng 1 năm nay, Hà Nội chính thức áp dụng bản sao chứng thực điện tử trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Chỉ cần vài phút chụp lại giấy tờ, và thao tác trên Cổng dịch vụ công Hà Nội, quá trình xin chứng thực bản sao điện tử đã hoàn tất.

Hiện, việc tiếp nhận chứng thực điện tử đã được thực hiện tại toàn bộ các bộ phận một cửa của các xã phường của Hà Nội. Thuận tiện và tiết kiệm công sức. Đây là cảm nhận chung của tất cả cán bộ tiếp nhận hồ sơ.

Bà Dương Thị Thảo – Công chức Tư pháp Hộ tịch, phường Phương Canh – quận Nam Từ Liêm chia sẻ: "Ngày xưa khi công dân làm chứng thực đơn thường sao y bản chính, công dân có photo đến khoảng 50 bản, 100 bản thì chúng tôi vẫn phải kiểm tra đến 100 bản sao đối chiếu với bản chính. Sau khi sử dụng chứng thực điện tử thì chỉ cần kiểm tra đối chiếu mỗi bản chính".

Theo thống kê, mỗi năm Hà Nội phát sinh khoảng 1 triệu hồ sơ yêu cầu chứng thực bản giấy, ở tất cả các lĩnh vực. Chứng thực điện tử sẽ giúp tiết kiệm một khoản tiền lớn cho ngân sách.

Rút ngắn thời gian tiếp nhân, xử lý thủ tục hành chính. Tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và chi phí cho cả người dân lẫn cơ quan công quyền. Chứng thực điện tử được coi là mắt xích quan trọng cuối cùng để Hà Nội hoàn thiện việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn trên môi trường mạng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 1 tuần Nghị định 168/2024 có hiệu lực, Hà Nội đã xử lý 5.654 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt tiền hơn 14 tỷ đồng, tạm giữ 1.679 phương tiện, tước 190 giấy phép lái xe các loại, có 631 trường hợp bị trừ điểm giấy phép lái xe.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã thông tin về tình hình tiền lương năm 2024 và kế hoạch thưởng Tết năm 2025, trong đó, bình quân thưởng Tết Nguyên đán toàn quốc là 7,7 triệu đồng.

Sáng nay (9/1), Ban Tổ chức Thành uỷ Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài; Phó Bí Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành uỷ.

Thực hiện Nghị định 168/2024 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ, chỉ trong tuần đầu tiên của năm mới, nhiều tài xế đã bị phạt tiền và trừ điểm giấy phép lái xe. Tuy nhiên, làm thế nào để phục hồi điểm giấy phép lái xe vẫn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn.

Năm 2024, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 226.000 lao động, tăng 11.600 việc làm mới so với năm 2023.

Tròn 75 năm ghi dấu phong trào sinh viên và kỷ niệm ngày thành lập Hội Sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025), những câu chuyện của các sinh viên xếp bút nghiên, thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh vì chủ quyền dân tộc luôn được trao truyền, tiếp nối tới thế hệ trẻ hôm nay.