Tiết kiệm hơn 2.500 tỷ đồng nhờ dịch vụ công trực tuyến

Chiều 21/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tình hình 2 năm triển khai thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030' (Đề án 06). Hội nghị được tổ chức trực tuyến. Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải dự tại đầu cầu Hà Nội.

Trong số 25 dịch vụ công thiết yếu đã được hoàn thành, có 23 dịch vụ công đã được thực hiện toàn trình. Tỷ lệ người dân tham gia dịch vụ công trực tuyến tại các địa phương đạt 58,2%, vượt mục tiêu đề ra. Tỷ lệ này tại các bộ ngành là 31,7%, chưa đạt mục tiêu 40% theo yêu cầu. Việc thực hiện dịch vụ công thiết yếu trực tuyến đã giúp tiết kiệm cho nhà nước 2.505 tỷ đồng. Thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh, ứng dụng dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân định danh điện tử và xác thực điện tử trong nhiều lĩnh vực như: ngân hàng, giao thông vận tải, y tế… Bộ Công an đã cấp hơn 70,2 triệu tài khoản định danh điện tử cho công dân, hoàn thành cấp hơn 74,7 triệu CCCD cho 100% công dân đủ điều kiện trên toàn quốc.

Tham luận tại hội nghị về các giải pháp, sáng kiến nổi bật trong triển khai, thực hiện Đề án 06 trên địa bàn thành phố và nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cho biết, Hà Nội có nhiều giải pháp trong đẩy mạnh triển khai đề án. Cụ thể như: thành lập các Ban chỉ đạo tới từng thôn, tổ dân phố; tích hợp ba Ban chỉ đạo thành một Ban Chỉ đạo chung về CCHC, chuyển đổi số, Đề án 06 do Chủ tịch UBND TP phụ trách.

Đặc biệt, sau đợt cao điểm 60 ngày đêm giải quyết điểm nghẽn, đến nay hệ thống thông tin giải quyết TTHC thành phố đã cơ bản đáp ứng yêu cầu; đã hoàn thành chuẩn hóa quy trình điện tử của 1893/1893 thủ tục hành chính. Hà Nội cũng là địa phương đi đầu trong miễn, giám mức thu phí cho người dân nếu khi tham gia dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Trong năm tới, nhiều kế hoạch được Hà Nội định hướng rõ, để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đề án.

Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, những kết quả trên cho thấy, triển khai Đề án 06 là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với nước ta. Tuy nhiên bên cạnh đó, cần thể chế hóa Luật giao dịch điện tử, nhằm tháo gỡ các khó khăn trong thực hiện Đề án. Người đứng đầu Chính phủ cũng thẳng thắn yêu cầu cương quyết cắt bỏ và giảm thủ tục hành chính; công tác số hóa cần được chú trọng và khắc phục triệt để.

Thủ tướng nhấn mạnh ba bài học kinh nghiệm chính để giải quyết được các tồn đọng lớn. Đó là, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao; hành động quyết liệt, có trọng tâm trọng điểm; sự chủ động vào cuộc của người đứng đầu mang tính quyết định. Bên cạnh đó, sự kết hợp chặt chẽ giữa bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân rất quan trong, để hoàn thiện liên thông dữ liệu – mấu chốt của Đề án 06.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 15/5, phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 16 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND TP khóa XVI, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, Kỳ họp đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và xem xét nhiều Nghị quyết quan trọng.

Sáng 15/5, tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều ý kiến đã đề cập đến các giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Hiện cả nước có 214 trung tâm đăng kiểm mở nhận lịch hẹn đăng kiểm trên app. Trong đó, Hà Nội có 24 đơn vị, Thành phố Hồ Chí Minh có 17 đơn vị.

Ngày 14/5, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã có văn bản kiến nghị Chính phủ lựa chọn phương án mở rộng cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Long Thành lên 10 làn xe.

Hệ thống cân tự động sẽ được lắp đặt trên tuyến cao tốc Bắc - Nam, dữ liệu từ các trạm cân được lực lượng chức năng dùng để xử phạt nguội hành vi chở quá tải.

Triển khai Kế hoạch số 172/KH-CAHN, Phòng Cảnh sát giao thông - CATP Hà Nội thành lập 5 tổ công tác liên quân, tập trung xử lý các vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc và tai nạn giao thông.