Tiêu chí an toàn là số 1 khi tiêm chủng vắc xin Covid -19 cho trẻ em
Ngày 26/10, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị liên quan về công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em.
Theo đó, từ tháng 11/2021, chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em sẽ được tổ chức toàn quốc. Loại vắc xin được chọn là vaccine Comirnaty do Pfizer-BioNTech của Hoa Kỳ sản xuất, đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và đã được nhiều nước sử dụng. Đây là vaccine đảm bảo an toàn cho trẻ em.
Việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 sẽ được thực hiện trước với trẻ em ở độ tuổi từ 16-17 tuổi, sau đó sẽ hạ thấp dần độ tuổi. Cha mẹ, người giám hộ cần ký phiếu đồng ý tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ.
Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em được triển khai tương tự như chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trong thời gian qua, với các điểm tiêm tại trạm y tế xã/phường, các trường học, các trung tâm y tế và các bệnh viện (đối với một số trẻ có bệnh nền, béo phì).
Việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em sẽ được tiến hành trước tại các địa phương đã trải qua đợt giãn cách xã hội, có tỷ lệ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao; các địa phương có mật độ dân số đông, nguy cơ lây nhiễm cao.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định yêu cầu hàng đầu trong tổ chức tiêm chủng cho trẻ em là đảm bảo an toàn. “Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương tăng cường theo dõi phản ứng sau tiêm để kịp thời hỗ trợ xử lý theo đúng quy định của Bộ Y tế” – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh
Bộ Y tế giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức tập huấn chuyên môn cho tất cả các tỉnh, thành phố về tiêm chủng cho trẻ em trong ngày 29/10/2021, đồng thời cũng giao cho các đơn vị hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng.
Các địa phương cần thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và chỉ định tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất; Thực hiện theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm, hướng dẫn theo dõi sức khỏe sau tiêm theo các quy định của Bộ Y tế. Các tỉnh, thành phố cần tuyên truyền, vận động để người dân đưa trẻ 12-17 tuổi đủ điều kiện tiêm tích cực tham gia tiêm kịp thời và đầy đủ.
Đối với trẻ em ở độ tuổi nhỏ hơn, Bộ Y tế đã lên kế hoạch triển khai tiêm chủng trong năm 2022 trên cơ sở khoa học và cập nhật các loại vaccine cho trẻ em.
Sáng nay (08/01), Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự Hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được Quốc hội thông qua được kỳ vọng sẽ thay đổi căn bản toàn diện ngành đường sắt. Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã nghiên cứu tổ chức mô hình, bộ máy để đáp ứng nhiệm vụ mới về quản lý, vận hành, bảo trì đường sắt tốc độ cao và các tuyến đường sắt đầu tư mới theo quy hoạch.
So với quy định cũ, Nghị định 02 của Chính phủ quy định tăng tỷ lệ mức hưởng khi khám chữa bệnh ngoại trú tại cơ sở cấp cơ bản không đúng cơ sở đăng ký ban đầu, không đúng quy định về chuyển người bệnh.
Các cơ sở đăng kiểm có trách nhiệm tra cứu cảnh báo phương tiện trên cả phần mềm của Cục Đăng kiểm Việt Nam và phần mềm của Cục Cảnh sát giao thông.
Sau khi Nghị định 168 năm 2024 của Chính phủ quy định tăng mức xử phạt vi phạm hành chính với nhiều lỗi khi tham gia giao thông có hiệu lực, xuất hiện tình trạng một bộ phận người vi phạm không đến giải quyết vụ việc, khiến nhiều bãi xe của lực lượng chức năng quá tải.
Nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động của các phương tiện, Cục Đăng kiểm và Cục Cảnh sát giao thông đang làm việc để liên thông, chia sẻ dữ liệu phương tiện vi phạm hành chính giữa hai đơn vị.
0