Tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Việc xây dựng các chuẩn mực và tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ nhằm nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô, mà còn là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự đoàn kết, đồng thuận xã hội và phát triển bền vững.

Ngành văn hoá Thủ đô tiếp tục tập trung vào vấn đề này qua các hội thảo, toạ đàm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, Hà Nội đứng trước nhiều cơ hội lớn nhưng cũng đối diện với không ít thách thức, đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng một hệ giá trị con người phù hợp với thời đại, đồng thời khẳng định tính đại diện của Thủ đô đối với cả nước.

Tại hội thảo do Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành uỷ và Cục Văn hoá cơ sở - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức, Ban Tổ chức đã dự thảo các phương án, lượng hóa chuẩn mực đề xuất để xây dựng Người Hà Nội “hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh” thành các tiêu chí cụ thể.

Chuẩn mực Người Hà Nội “hào hoa - thanh lịch - nghĩa tình - văn minh” trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế cần hội tụ các yếu tố: thanh lịch trong phong thái, ứng xử thể hiện trong giao tiếp; văn minh trong hành xử công cộng; sáng tạo trong tư duy và hành động; hiện đại trong lối sống; hội nhập quốc tế trong giao tiếp và nhận thức; truyền thống trong tinh thần và cốt cách.

Tham góp ý kiến về vấn đề này, đại diện các quận, huyện, thị xã nhấn mạnh vai trò đổi mới tư duy lãnh đạo, phương thức lãnh đạo, nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, cơ quan quản lý nhà nước và nhân dân về vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội.

Các tham luận cũng nhấn mạnh việc cần phải bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa; tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy di sản văn hóa; tăng cường quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương đến du khách trong nước và quốc tế; tuyên truyền sâu rộng hệ chuẩn mực con người Việt Nam nói chung để từ đó các đơn vị, cá nhân biết, cụ thể hóa, áp dụng, thực hiện cho phù hợp từng nơi, từng thời kỳ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba thành phố Hà Nội và Đại sứ quán các nước Mỹ Latinh tại Việt Nam tổ chức đêm nhạc Mỹ Latinh lần thứ XII vào tối 15/12.

Đại tá, nhiếp ảnh gia Trần Hồng vừa phối hợp cùng UBND phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm khai mạc Triển lãm nhiếp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, tối qua, tại Hà Nội, Đại sứ quán Hàn Quốc, Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và Nhà hát Kịch Việt Nam phối hợp tổ chức biểu diễn vở nhạc kịch “Cô gái và chiếc xe máy”.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong số hơn 2.900 sản phẩm OCOP - Chương trình mỗi xã một sản phẩm, được Hà Nội chứng nhận, có tới hơn 770 sản phẩm đến từ các làng nghề.

Từ 1/1/2025, Hà Nội sẽ chính thức thu phí tham quan tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và bảo tàng trên địa bàn thành phố, các mức thu phí dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt.

Sự tươi mới và trong trẻo của tranh màu nước đã cuốn hút được người yêu nghệ thuật. Hiện nay, ngoài Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều câu lạc bộ tranh màu nước ở các tỉnh, thành mới được thành lập, tạo sân chơi cho các hoạ sĩ yêu tranh màu nước.