Tiểu thương kêu ‘ế’ dù giá thịt lợn xuống thấp

Giá thịt lợn đang giữ ở mức thấp từ chuồng cho đến chợ nhưng lượng tiêu thụ yếu khiến các tiểu thương kinh doanh ở Hà Nội lo lắng khi Tết Nguyên đán đang đến gần.

 

Giá thịt lợn hiện đang giữ ở mức thấp.

Nếu như mọi năm giá thịt lợn sẽ tăng dần từ thời điểm nửa cuối tháng 11 đến trước Tết Nguyên đán do các công ty chế biến tăng cường thu mua, chuẩn bị cho đợt hàng phục vụ dịp Tết thì năm nay giá thịt những ngày qua vẫn giữ ở mức thấp.

Khảo sát tại một số chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội như chợ Trại Găng, chợ Nguyễn Công Trứ, chợ Ngô Sỹ Liên… giá thịt lợn dao động trong khoảng 90.000-130.000/kg, cụ thể: Thịt mông sấn duy trì ở mức 90.000 đồng/kg; thịt chân giò 100.000 đồng/kg; thịt ba chỉ duy trì ở mức 105.000-110.000 đồng/kg; sườn thăn giá 120.000-130.000 đồng/kg… So với thời điểm tháng Chín khi giá thịt ở mức 130.000-170.000 đồng thì nay giá đã giảm khoảng 40.000 đồng.

Mặc dù giá thịt lợn đang giữ ở mức thấp thế nhưng lượng tiêu thụ cũng không nhiều. Ghi nhận tại khu vực chợ Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng) đến 9 giờ sáng, số lượng thịt tại đây vẫn đang rất dồi dào. Chị Quỳnh Hương, tiểu thương tại chợ cho hay từ đầu tháng trở lại đây lượng tiêu thụ tại sạp của chị mỗi ngày khoảng 80-100kg thịt, chỉ bằng 60% so với giữa năm.

“Hiện tại giá thịt lợn hiện đã giảm 40% so với thời điểm giữa năm. Trước giá cao thì bảo đắt quá không ai mua nhưng giờ giá giảm cũng đâu có khách. Bình thường đông thì tôi có thuê thêm 1 nhân viên đứng bán cùng nhưng giờ ế quá thì chỉ bán một mình,” chị Hương than thở.

Lượng tiêu thụ thịt lợn giảm mạnh khiến nhiều tiểu thương phải tìm đủ mọi cách để “đẩy hàng.” Chị Thúy, tiểu thương tại chợ Trại Găng cho hay nếu qua giờ sáng mà không bán được thì chiều phải giảm gần bằng giá vốn để bán hàng.

Tại các siêu thị, giá thịt lợn cao hơn khoảng 10% so với chợ. Tại hệ thống Winmart, thịt lợn mát MeatDeli có giá 99.900-169.900 đồng/kg trong đó thịt lợn xay giá 99.900 đồng/kg, nạc vai giá 116.900 đồng/kg, thịt đùi giá 127.900 đồng/kg, chân giò rút xương, nạc dăm và ba rọi trong khoảng 141.900-169.900 đồng/kg…

Lý giải nguyên nhân nguồn cầu thịt lợn giảm mạnh trong thời gian vừa qua, anh Nguyễn Văn Hợi, chủ một cửa hàng cung ứng thịt lợn cho biết do nhiều công ty, xí nghiệp giảm giờ làm, thậm chí phải giảm bớt công nhân nên nhu cầu bếp ăn giảm theo… Những yếu tố đó đã khiến lượng tiêu thụ giảm đáng kể.

Về nguồn cung, theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), ước tính tổng đàn lợn cả nước đến cuối tháng 10/2022 tăng khoảng 13,6% so với cùng thời điểm năm 2021. Nguồn cung tăng mà sức tiêu thụ giảm đã tạo nhiều áp lực tới giá thịt lợn.

Trong khi đó, giá thành thức ăn chăn nuôi hiện vẫn ở mức cao, bình quân 60.000 đồng/kg trong khi giá thịt lợn hơi hiện tại chỉ dao động trong khoảng 51.000-55.000 đồng/kg đang tạo nhiều áp lực tới các hộ chăn nuôi./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ông Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, vừa được bổ nhiệm làm CEO Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh.

Trong 10 tháng của năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đạt doanh thu ước tính 137.157 tỷ đồng, tương đương 78% kế hoạch năm.

Trong khoảng một tháng trở lại đây, thị trường bán lẻ trong nước, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử xôn xao về một App mua sắm mới, đó là Temu - một nền tảng mua sắm của doanh nghiệp điện tử Trung Quốc. Người tiêu dùng vẫn còn không ít hoài nghi khi Temu xuất hiện rầm rộ nhưng vẫn chưa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

Thị trường chứng khoán thường được coi là thước đo của nền kinh tế. Khi VN-Index liên tục dao động quanh ngưỡng 1.300 điểm nhưng chưa thể bứt phá thì cũng là lúc mà các nhà đầu tư tự đặt ra câu hỏi: Tại sao kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng tốt mà VN-Index vẫn chưa thể bứt phá được? Liệu thị trường có thể vượt qua mốc này một cách bền vững trong tương lai gần hay không?

Bất chấp những thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi) gây ra, kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong quý III.

Thương mại điện tử tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng, đạt 20-25%/năm, trở thành kênh phân phối quan trọng. Nhưng tình trạng quảng cáo sai sự thật và hàng giả, hàng nhái cũng ngày càng phức tạp, đòi hỏi việc hoàn thiện chính sách và siết chặt quản lý.