Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 11) - Ma Văn Kháng

Câu chuyện tình cảm của vợ chồng Luận và Phượng được coi là chuẩn mực trong gia đình của ông Bằng. Sự thấu hiểu, tần tảo, bao dung của Phượng và sự hiểu biết, điềm đạm của Luận đã như hai nhân vật đem tới sự cân bằng trong tuyến nhân vật của tiểu thuyết. Và trong phần 11 của tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ sẽ xuất hiện những tình tiết mới về Lý và người đàn ông lạ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong phần 6 của cuốn hồi ức "Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đường tới Điện Biên Phủ" do Nhà văn Hữu Mai ghi lại qua lời kể của Đại tướng, chúng ta thấy được tinh thần đoàn kết của quân dân Việt Nam, đặc biệt sau niềm vui chiến thắng trong chiến dịch luôn là sự động viên, khích lệ kịp thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với anh em chiến sĩ.

Là người may mắn có quãng thời gian làm việc bên cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đối với nhà văn Hữu Mai đó không chỉ là niềm vinh dự, tự hào, mà đó còn là quãng thời gian ông được chứng kiến những hành trình sống, chiến đấu và cống hiến hết mình của Đại tướng đối với đất nước, đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong phần 5 của cuốn hồi ức, quý thính giả sẽ được dõi theo tiến trình tiêu diệt nhanh gọn hai binh đoàn Charton và Le Page của địch, giải phóng khu vực lòng chảo Thất Khê.

Thất thủ tại Đông Khê, Tổng chỉ huy Pháp ở Đông Dương vội vàng thực hiện kế hoạch rút quân khỏi Cao Bằng, điều động binh đoàn Le Page ở Thất Khê hành quân tiến lên chiếm lại Đông Khê. Từ ngày 1 - 5/10/1950 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt ở khu vực phía nam và phía tây Đông Khê. Binh đoàn Le Page không thực hiện được ý định chiếm Đông Khê mà còn bị ta tiêu diệt một bộ phận.

Với tầm quan trọng của chiến dịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đích thân lên Cao Bằng để cùng bộ chỉ huy trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là sự xuất hiện chỉ đạo, động viên bất ngờ của Bác. Do vậy, trong suốt hơn 52 giờ, quân và dân ta đã chiến đấu ở trận đầu Đông Khê. Dù quân ta có tổn thất nhiều, song quân Pháp bị đánh bất ngờ và tỏ ra hoang mang khiếp sợ.

Trước hàng loạt các kế hoạch mới của thực dân Pháp hòng tấn công dồn dập chiếm đóng vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời phong tỏa biên giới nhằm ngăn chặn chi viện của cách mạng Trung Quốc cho cách mạng Việt Nam, ngày 5/8/1950, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng trưởng phòng quân báo Cao Pha và một số thành viên chủ chốt khác đã có chuyến nghiên cứu thực địa tại Cao Bằng để cân nhắc liệu có thể chọn Cao Bằng là điểm đột phá mở đầu cho chiến dịch. Trong chuyến đi này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của một nhà quân sự tài ba, sắc sảo.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà chỉ huy và nhà lý luận quân sự xuất sắc, được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng trao quyền trực tiếp chỉ huy lực lượng tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đánh bại đội quân nhà nghề của thực dân Pháp, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.