Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 13) - Ma Văn Kháng

Có lẽ Cừ cũng là một nhân vật được nhà văn Ma Văn Kháng dành nhiều tâm huyết để xây dựng như một sự đối lập đột phá trong bức tường giá trị văn hóa, giá trị cốt lõi của một gia đình. Trong phần 13 của tiểu thuyết, Cừ đã gửi một bức thư từ xứ người về cho bố. Những cảm nhận của anh từ một chàng trai 13 tuổi, những ấm ức của một cậu bé có phần ngỗ ngược trong sự dạy dỗ khắt khe của bố mẹ. Và những cảm xúc có chút hối hận về giá trị của một gia đình, của dân tộc khi anh phải đối diện với những cô đơn, khó khăn nơi xứ người.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong phần 6 của cuốn hồi ức "Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đường tới Điện Biên Phủ" do Nhà văn Hữu Mai ghi lại qua lời kể của Đại tướng, chúng ta thấy được tinh thần đoàn kết của quân dân Việt Nam, đặc biệt sau niềm vui chiến thắng trong chiến dịch luôn là sự động viên, khích lệ kịp thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với anh em chiến sĩ.

Là người may mắn có quãng thời gian làm việc bên cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đối với nhà văn Hữu Mai đó không chỉ là niềm vinh dự, tự hào, mà đó còn là quãng thời gian ông được chứng kiến những hành trình sống, chiến đấu và cống hiến hết mình của Đại tướng đối với đất nước, đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong phần 5 của cuốn hồi ức, quý thính giả sẽ được dõi theo tiến trình tiêu diệt nhanh gọn hai binh đoàn Charton và Le Page của địch, giải phóng khu vực lòng chảo Thất Khê.

Thất thủ tại Đông Khê, Tổng chỉ huy Pháp ở Đông Dương vội vàng thực hiện kế hoạch rút quân khỏi Cao Bằng, điều động binh đoàn Le Page ở Thất Khê hành quân tiến lên chiếm lại Đông Khê. Từ ngày 1 - 5/10/1950 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt ở khu vực phía nam và phía tây Đông Khê. Binh đoàn Le Page không thực hiện được ý định chiếm Đông Khê mà còn bị ta tiêu diệt một bộ phận.

Với tầm quan trọng của chiến dịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đích thân lên Cao Bằng để cùng bộ chỉ huy trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là sự xuất hiện chỉ đạo, động viên bất ngờ của Bác. Do vậy, trong suốt hơn 52 giờ, quân và dân ta đã chiến đấu ở trận đầu Đông Khê. Dù quân ta có tổn thất nhiều, song quân Pháp bị đánh bất ngờ và tỏ ra hoang mang khiếp sợ.

Trước hàng loạt các kế hoạch mới của thực dân Pháp hòng tấn công dồn dập chiếm đóng vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời phong tỏa biên giới nhằm ngăn chặn chi viện của cách mạng Trung Quốc cho cách mạng Việt Nam, ngày 5/8/1950, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng trưởng phòng quân báo Cao Pha và một số thành viên chủ chốt khác đã có chuyến nghiên cứu thực địa tại Cao Bằng để cân nhắc liệu có thể chọn Cao Bằng là điểm đột phá mở đầu cho chiến dịch. Trong chuyến đi này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của một nhà quân sự tài ba, sắc sảo.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà chỉ huy và nhà lý luận quân sự xuất sắc, được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng trao quyền trực tiếp chỉ huy lực lượng tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đánh bại đội quân nhà nghề của thực dân Pháp, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.