Tìm Hà Nội xưa trong quán cafe nhạc Trịnh

Ở Hà Nội, không khó tìm những quán cafe có phong cách độc đáo, nhưng nếu muốn tìm một góc yên tĩnh để được thả hồn theo những bản nhạc Trịnh, thì quán 'Cuối Ngõ' sẽ là một địa điểm không thể bỏ qua.

Nằm trong con ngõ 68, quận Cầu Giấy, Hà Nội, đúng như tên của nó, quán cafe nằm ở cuối ngõ. Những góc tường rêu phong và hoen bụi. Những góc nhỏ tĩnh lặng và trầm mặc. Tất cả bỗng trở nên thi vị hơn khi được trang trí nhiều bức chân dung đen trắng. Bàn ghế ở đây chủ yếu làm bằng gỗ, mang đến vẻ tự nhiên, gần gũi.

Hà Nội xưa trong quán cafe nhạc Trịnh

Chị Thu Huyền, chủ quán cafe Cuối Ngõ, cho biết: "Lúc đầu mình nghĩ mãi không ra một cái tên thì thấy nhà ở cuối ngõ ngách nên đặt luôn tên là Cuối Ngõ. Thì may thay trong bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu "về đâu cuối ngõ, về đâu cuối trời" và đây là câu hát mà cả hai vợ chồng đều rất là thích".

Đối với bạn Nguyễn Đinh Thu Trang (quận Cầu Giấy), không gian quán cafe Cuối Ngõ khác hoàn toàn với nhịp sống bên ngoài: "bước chân đến đây, mình cảm giác rất khác so với không gian ồn ào bên ngoài. Ngay từ khi dắt xe vào cổng là được yêu cầu tắt máy xuống xe. Điều này tạo cho mình cảm giác rất đặc biệt khi mình cảm thấy khách cần phải tôn trọng không gian ở đây, tạo nên một không gian yên bình, thư thái và thoải mái nhất".

Vào mỗi tối thứ sáu, cafe Cuối Ngõ có buổi biểu biễn nhạc hòa tấu để phục vụ những tâm hồn yêu nhạc

Bạn Nguyễn Hải Dương (quận Thanh Xuân): "Không gian quán ở đây yên tĩnh, ấm cúng khiến mình rất thích. Thường mình đến đây hay nói chuyện với bạn hoặc đọc sách, vì mình cảm thấy rất thích không khí này, đặc biệt là mình rất thích nhạc Trịnh".

Mỗi tối thứ sáu, cafe Cuối Ngõ có buổi biểu biễn nhạc hòa tấu để phục vụ những tâm hồn yêu nhạc. Đến đây, gọi một thức uống quen thuộc, ngồi một góc thưởng thức âm nhạc, đủ làm tâm hồn nhẹ nhàng, thư thả.

Không gian bên trong ấm cúng, đâu đó trên bàn có một bình hoa tươi nhỏ nhắn

Không gian bên trong ấm cúng, đâu đó trên bàn có một bình hoa tươi nhỏ nhắn. Và phủ lên tất cả là nhạc Trịnh ngân lên thật khẽ, đủ nghe, gợi sự hoài cổ, xưa cũ đến nao lòng.

Với những bạn thích "chech in", chỉ cần giơ máy lên là đã có bức hình đẹp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 40ha trồng đào ở Nhật Tân, làng đào nổi tiếng của Hà Nội, gần như bị cơn bão số 3 (Yagi) phá hủy hoàn toàn.

Nối huyện Đông Anh với quận Long Biên, cầu Đông Trù không chỉ nổi bật bởi vai trò giao thông quan trọng mà còn gây ấn tượng mạnh với thiết kế độc đáo.

Với mục tiêu thay đổi diện mạo của Thủ đô, thời gian qua thành phố đã đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị và cải tạo cảnh quan môi trường, mang đến cho người dân một không gian sống chất lượng.

Sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 vừa qua, hoa giấy ở làng nghề Phù Đổng, huyện Gia Lâm, đã khoe sắc trở lại. Thời điểm này, người trồng hoa đang tất bận chuẩn bị cho Lễ hội 'Sắc hoa trên miền di sản' được tổ chức thường niên vào tháng 11 hàng năm.

Mỗi khi chiều buông nắng, nếu có dịp đến ngã ba sông Hồng - sông Đuống, bạn sẽ được chứng kiến khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.

Hoa ngâu - loài hoa đặc biệt bởi chẳng có cánh mà hoa cứ tròn như hạt, như nụ. Bởi vậy mà các cụ cao niên thường gọi là nụ ngâu, chứ không gọi là hoa ngâu. Những bông hoa nhỏ xíu và chúm chím như nụ cười duyên của nàng thôn nữ.