15 kết quả phù hợp với "Tứ Tổng"
Tiểu thuyết 'Tứ Tổng' (phần 15) - Nguyễn Thế Nghiệp
Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, liên minh chiến đấu chung một chiến trường bền chặt. Các đồng chí trong Ban cán sự Việt Nam kết nối và giúp đỡ Trung Lào như lời Bác Hồ đã căn dặn. Nhóm Tân và Hòa ở ven bìa rừng, hàng ngày làm nương rẫy cùng dân bản, rồi cả hai được già bản tốt bụng đưa về nhà gặp các thanh niên trong bản để tuyên truyền, vận động. Từ đây, Tân cũng gặp Noong Kẹo và nên duyên với cô.
Tiểu thuyết 'Tứ Tổng' (phần 14) - Nguyễn Thế Nghiệp
Sau một thời gian được chăm sóc và chữa bệnh tích cực, sức khỏe của Hoàng Tân đã có tiến triển. Dù vẫn phải gắng gượng dậy nhưng khi họ hàng, làng xóm, đồng đội tới thăm, ông đều nắm chặt tay, hỏi han từng người. Gặp lại anh em, ông không quên dãi bày suy nghĩ của mình, hỏi han tình hình của cậu em nuôi Văn Lân - người đồng đội bị bắt giam cùng ông tại đồn Quảng Bá.
Tiểu thuyết 'Tứ Tổng' (phần 13) - Nguyễn Thế Nghiệp
Quân Pháp biết rõ vai trò và ảnh hưởng của Hoàng Tân nên chúng đã tung các lực lượng truy lùng, treo thưởng hàng vạn đồng tiền Đông Dương cho những ai bắt được ông. Tuy đã cảnh giác và được nhân dân che chở nhưng do hoạt động ngay trong vòng vây của chính quyền thực dân, Hoàng Tân đã 7 lần bị bắt và lần nào cũng bị tra tấn dã man.
Tiểu thuyết 'Tứ Tổng' (phần 12) - Nguyễn Thế Nghiệp
Được tin có lính về vây bắt, chú Ba trốn ra sau nhà, mượn xe đạp đưa Hoàng Tân đi trốn. Không bắt được Tân, chúng bắt ông Quân và cô Xuân giải về đồn Liễu Giai giam giữ và tra hỏi về tội nuôi giấu Việt Minh nhưng chúng không lấy được bất cứ lời khai nào từ họ nên đành thả về.
Tiểu thuyết 'Tứ Tổng' (phần 11) - Nguyễn Thế Nghiệp
Địch ngăn cấm hoạt động tiếp tế ra vùng tự do của ta, hòng buộc lực lượng kháng chiến suy yếu rồi diệt vong. Không thể để đồng báo ngoài vùng tự do thiếu hàng hóa, quân đội ta đã phá vỡ kế hoạch lập phòng tuyến bao vây của địch và phát động phong trào du kích chiến tranh tại vùng sau lưng địch để bao vây chúng.
Tiểu thuyết 'Tứ Tổng' (phần 10) - Nguyễn Thế Nghiệp
Bãi sậy Tứ Tổng là căn cứ, pháo đài của quân dân huyện Trấn Tây nói chung, của tự vệ, du kích và nhân dân Tứ Tổng nói riêng, đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến đấu bảo vệ chính quyền và nhân dân.
Tiểu thuyết 'Tứ Tổng' (phần 9) - Nguyễn Thế Nghiệp
Đinh Sơn được giao nhiệm vụ vận dụng nghiệp vụ biện pháp vừa học cắm sâu tại vực ven đê Tứ Tổng, Nhật Tân, Yên Phụ. Ngay sau đó, anh đã trở về quê và xin giấy thông hành, tuy nhiên điều này không dễ dàng gì với những người mới hồi cư về như anh.
Tiểu thuyết 'Tứ Tổng' (phần 8) - Nguyễn Thế Nghiệp
Hoàng Tân bị bắt với lý do là Việt Minh chống lại mẫu quốc. Anh bị áp giải về đồn Quảng Bá và liên tục bị tra hỏi về hoạt động của lãnh đạo Việt Minh. Cũng tại đây, Tân gặp Lân, nhưng cả hai đều tỏ ra không quen biết nhau.
Tiểu thuyết 'Tứ Tổng' (phần 7) - Nguyễn Thế Nghiệp
Cuộc chiến đấu của Trung đoàn Thủ đô và các đơn vị tự vệ trong 60 ngày đêm đã tiêu diệt 2.000 quân địch, đập tan mưu đồ đánh nhanh, thắng nhanh của giặc Pháp, tạo điều kiện cho các cơ quan trung ương rút lên chiến khu an toàn và nhân dân sơ tán sang vùng tự do, bảo toàn lực lượng.
Tiểu thuyết 'Tứ Tổng' (phần 6) - Nguyễn Thế Nghiệp
Không khí chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược tại Tứ Tổng diễn ra vô cùng khẩn trương, sôi nổi. Là nơi có vị trí đặc biệt quan trọng, là trung tâm của vành đai đỏ ở ngoại thành Hà Nội - Tứ Tổng được chia là hai khu quân sự và mỗi khu có một nhiệm vụ khác nhau sao cho phù hợp với tình hình kháng chiến.
Tiểu thuyết 'Tứ Tổng' (phần 5) - Nguyễn Thế Nghiệp
Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 thắng lợi trọn ven, đó chính là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập và Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào. Sự kiện lịch sử được chọn diễn ra tại vườn hoa Ba Đình và ông Phạm Văn Khoa - cán bộ Việt Minh được giao phụ trách chuẩn bị nhiệm vụ quan trọng này.
Tiểu thuyết 'Tứ Tổng' (phần 4) - Nguyễn Thế Nghiệp
Sau ngày giặc Pháp chiếm được Hà Nội và dựng lên chính quyền tay sai, chúng ráo riết xây dựng vành đai kiên cố bảo vệ nội thành, bày nhiều âm mưu dò la hoạt động của Việt Minh quanh Tứ Tổng. Hoàng Tân và các cán bộ chủ chốt Tứ Tổng cần chủ động biết trước mưu kế của địch.
Tiểu thuyết 'Tứ Tổng' (phần 3) - Nguyễn Thế Nghiệp
Quán triệt nhiệm vụ cấp trên giao, Hoàng Tân cùng cán bộ lãnh đạo hội đi tuyên truyền và phát triển hội viên, tiến tới thành lập tổ chức cứu quốc Tứ Tổng. Hội viên hoạt động bí mật, thường xuyên đi rải truyền đơn tuyên truyền vai trò của Việt Minh, xây dựng cơ sở.
Tiểu thuyết 'Tứ Tổng' (phần 2) - Nguyễn Thế Nghiệp
Trước Cách mạng tháng Tám, tại Tứ Tổng có nhiều xưởng mộc của người Pháp, Nhật, Việt. Nơi đây thu hút hàng nghìn công nhân đến làm. Nhiều cán bộ Thành ủy, Xứ ủy đã thâm nhập, vận động cách mạng tại Tứ Tổng. Tại đây, Hoàng Tân là thợ xẻ khỏe mạnh, thông minh, tháo vát luôn được mọi người yêu quý.
Tiểu thuyết 'Tứ Tổng' (phần 1) - Nguyễn Thế Nghiệp
Qua tiểu thuyết 'Tứ Tổng', nhà văn, nhà báo Nguyễn Thế Nghiệp đã giúp cho độc giả sống lại thời khắc đầy cam go của 77 năm về trước, khi người dân Tứ Tổng cùng đội du kích đưa 1.200 cán bộ chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô và toàn bộ vũ khí vượt qua sông Hồng an toàn lên chiến khu tiếp tục chiến đấu.