7 kết quả phù hợp với "phần 18"
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 18) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Hải Linh kể về khoảng thời gian cô nhận đỡ đầu một cô bé khuyết tật. Sau khi tâm sự và lắng nghe những ước nguyện ngây ngô mà chín chắn của cô bé 10 tuổi làm mọi việc bằng đôi chân, Hải Linh thưa chuyện với Phó Chủ tịch xã xin làm người đỡ đầu cho em để em được đến trường.
Tiểu thuyết 'Phố' (phần 18) - Chu Lai
Mùa đông trôi qua cũng là mùa gặt hái lợi nhuận thuốc lào của Lãm. Nhận thấy tầm quan trọng của thứ thuốc này với đồng bào miền núi, anh tạm biệt vợ con, dùng toàn bộ số tiền gần chục triệu kiếm được từ cây mía lên tàu xuôi sang Tiên Lãng buôn thuốc lào.
Tiểu thuyết 'Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín' (phần 18) - Nguyễn Một
Chiến tranh đã kéo theo nhiều biến động thay đổi cuộc đời và lý tưởng của các nhân vật. Dõi theo bước chân của nhân vật Hoàng - chàng thi sĩ khoa văn đầy mơ mộng, sau ngày đất nước thống nhất, anh đã rẽ ngang qua sư phạm và trở thành thầy giáo cấp hai ở Long Khánh. Tại đây, Hoàng tình cờ gặp Diễm.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 18) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Những diễn biến tâm tư của Nguyễn Công được thể hiện trong đêm tâm sự với người đàn ông đánh cá - nhân vật thuộc giai cấp nông dân có tư tưởng tiến bộ lúc bấy giờ. Nổi bật là sự chuyển mình của anh khi quyết định giải thoát cho tâm lý để đối diện với Bí thư xã An Phước cùng tờ đơn tự kiểm điểm nói hết sự thật về nguồn cội của bản thân.
Tiểu thuyết 'Mảnh đất lắm người nhiều ma' (phần 18) - Nguyễn Khắc Trường
Thủ biến tình hình gia đình đang ở thế bất lợi thành có lợi. Không những đẩy ông Phúc vào thế khó, giờ đây Thủ còn muốn ông Phúc phải "ngã ngựa" để phục vụ cho lợi ích cá nhân và sự đấu đá giữa các dòng họ. Lần này Thủ lợi dụng người chị dâu của mình, ép bà Son phải ký vào đơn tố cáo ông Phúc.
Hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ' (phần 18) - Hữu Mai
Ta tiếp tục sử dụng chiến thuật 'công đồn đả viện' và thường xuyên uy hiếp các đường tiếp tế thủy, bộ để cầm chân số lớn lính Pháp. Trên hướng phối hợp, ta tiến sâu vào vùng địch tạm chiến ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, liên tục tấn công địch góp phần vào thắng lợi của mặt trận chính. Quân Pháp phải rải quân ra ở nhiều nơi, cạn hết quân dự trữ. Bộ chỉ huy Pháp lúng túng đối phó trong khi chiến phí ngày càng quá sức chịu đựng khiến nội tình nước Pháp ngày càng rối bời.
Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 18) - Ma Văn Kháng
Cần trở về nước cũng là lúc ông Bằng trút hơi thở cuối cùng sau khi gặp mặt đông đủ các con. Trong cơn hấp hối, ông thấy yêu và thương các con của mình hơn khi thấy mỗi người con một số phận. Ông dặn dò các con phải biết yêu thương nhau, lấy chính nghĩa làm trọng và phải sống tốt đẹp hơn. Ông cũng để lại số tiền tiết kiệm cho Phượng bởi ông tin cô sẽ sử dụng số tiền đó có ý nghĩa nhất.