14 kết quả phù hợp với "tết ông Công ông Táo"
Gìn giữ nét đẹp ngày Tết ông Công ông Táo | Tiếng nói Thủ đô ta | 02/02/2024
Theo tập tục của người Việt, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình sẽ tiến hành lễ cúng ông Công ông Táo. Đặc biệt, một phong tục ý nghĩa và không thể thiếu trong ngày này là thả cá chép. Để có thể gìn giữ và phát huy nét đẹp của phong tục truyền thống, mỗi người dân cần có ý thức giữ gìn cảnh quan khi thả cá chép “tiễn” ông Công ông Táo về trời. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, phong tục cổ truyền của dân tộc song hành cùng với việc chung tay giữ gìn môi trường sẽ góp phần để ngày Tết ông Công, ông Táo thêm trọn vẹn và ý nghĩa hơn.
Đa dạng các mặt hàng phục vụ Tết ông Công ông Táo
Một buổi chiều trước ngày tiễn ông Táo chầu trời, không khí mua sắm nhộn nhịp và hối hả lan tỏa tại nhiều chợ và các Trng tâm thương mại tại Hà Nội.
Chợ cá Yên Sở nhộn nhịp dịp Tết ông Công, ông Táo
Chỉ còn vài ngày nữa là tới dịp tết ông Công, ông Táo, tại chợ cá Yên Sở (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội), cá chép đang dần 'đổ' về đây với số lượng lớn. Không khí ở chợ cũng trở nên đông vui, nhộn nhịp hơn bao giờ hết với người mua kẻ bán tấp nập suốt cả ngày đêm.
Tục thả cá chép Tết ông Công, ông Táo
Theo tục lệ từ xa xưa, cứ sau khi cúng ông Công ông Táo, nhiều gia đình lại ra sông, hồ, ao gần nhà để thả cá chép bởi nhiều người tin rằng, cá chép là phương tiện giúp ông Táo về chầu trời. Thế nhưng, ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển hiện đại, nhiều người đã lựa chọn hình thức ''thả cá'' khác, mới mẻ hơn, bảo vệ môi trường và phù hợp với gia đình mình hơn.
Tết ông Công ông Táo, hàng hóa dồi dào, giá ổn định
Cuối năm, cứ đến gần ngày 23 tháng Chạp, thị trường đồ lễ cho Tết ông Công, ông Táo lại nhộn nhịp với đủ các mặt hàng như vàng mã, cá chép, hoa quả... Theo ghi nhận của phóng viên, năm nay, hàng hóa phong phú về chủng loại, giá cả không có biến động nhiều, trong đó mặt hàng cá chép nguồn cung dồi dào, song bán chậm so với các năm trước.
Tết ông Công ông Táo của người Việt
Theo sách "Phong tục thờ cúng của người Việt", Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ nhưng được người Việt chuyển hóa thành sự tích hai ông - một bà là: vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc. Từ ngàn xưa, tục thờ cúng ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc. Tục lệ cúng ông Công ông Táo mỗi vùng miền mỗi khác, nhưng tựu chung, dịp lễ này mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ và những điều tốt đẹp cho một năm mới sắp đến. Đây là một nét đẹp truyền thống luôn được duy trì trong hàng ngàn năm qua.
Nét đẹp văn hóa của Tết ông Công ông Táo
Những ngày cuối năm, không khí Tết rộn ràng khắp mọi nơi. Một trong những tập tục mang đậm nét văn hóa của người Việt là lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Tục lệ cúng ông Công ông Táo mỗi vùng miền mỗi khác, nhưng tựu chung, dịp lễ này mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ và những điều tốt đẹp cho một năm mới sắp đến.
Tết ông Công ông Táo
(HanoiTV) – Hôm nay ngày 23 tháng Chạp, ngày Tết ông Công ông Táo, một trong những ngày cúng lễ quan trọng trong dịp trước Tết Nguyên đán. Mặc dù tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng vào ngày 23 tháng Chạp, người dân cả nước vẫn thành kính chuẩn bị bữa cơm, cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Đây cũng là nét văn hóa đặc sắc, một phong tục đẹp của dân tộc ta đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Chợ cá Yên Sở ngày Tết ông Công ông Táo
(HanoiTV) – Là vựa cá lớn nhất thủ đô, chợ cá Yên Sở, Q. Hoàng Mai những ngày này lại tấp nập bởi các tiểu thương và khách hàng tìm tới mua cá chép đỏ.
Hiểu đúng về ngày Tết ông Công, ông Táo
(HanoiTV) - Hôm nay 23 tháng Chạp, theo quan niệm dân gian là ngày ông Công, ông Táo lên chầu trời. Việc chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn cúng ông Công, ông Táo đã trở thành nét đẹp trong văn hóa và phong tục của người dân Việt Nam; và truyền thống này vẫn luôn được các thế hệ người Việt lưu truyền, gìn giữ qua bao đời nay.
“Thả cá, đừng thả túi nilon” trong Tết ông Công, ông Táo
(HanoiTV) - Phóng sinh cá chép trong ngày Tết ông Công, ông Táo là một nét đẹp văn hóa, tuy nhiên, sau khi phóng sinh người dân thường thả luôn túi nilon gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường. Trước thực trạng trên, nhiều nhóm tình nguyện đã thực hiện chiến dịch vận động quanh Hà Nội kêu gọi người dân “Thả cá, đừng thả túi nilon”, để nhắc nhở người dân trong việc giữ gìn vệ sinh trong ngày Tết cũng như nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống.
Ý nghĩa của việc thả các chép trong ngày tết ông Công, ông Táo
(HanoiTV) - Cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm, mọi gia đình sẽ làm mâm cơm cúng tiễn ông Công ông Táo. Họ tin rằng, Táo quân cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo lên Ngọc Hoàng những việc đã làm và chưa làm được trong năm vừa qua.
Tết ông Công ông Táo - Nét đẹp văn hóa của người Việt Nam
(HanoiTV) - Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp hàng năm các gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để tiễn ông Công, ông Táo lên trời báo cáo tình hình gia đình trong năm qua với Ngọc Hoàng. Đây là một nét đẹp trong văn hóa phong tục của dân tộc Việt Nam và truyền thống này vẫn luôn được các thế hệ lưu truyền và gìn giữ.
Tết ông Công ông Táo trong gia đình người Hà Nội
(HanoiTV) - Tục phóng sinh cá chép trong ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa mà còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.