Tim nhân tạo mở ra hy vọng mới
Sự kiện trên được xem là một trong những bước tiến quan trọng trong lĩnh vực y học, mở ra tương lai tốt đẹp cho những người bị bệnh suy tim.
Tim nhân tạo toàn phần BiVACOR được phát minh bởi nhà khoa học Australia, Tiến sĩ Daniel Timms. Đây là thiết bị cấy ghép đầu tiên trên thế giới có khả năng thay thế hoàn toàn tim người. Ca phẫu thuật kéo dài 6 giờ đồng hồ được thực hiện tại Bệnh viện St Vincent’s, thành phố Sydney (Australia) vào cuối năm ngoái.
Nam bệnh nhân 40 tuổi đã chờ đợi hơn 100 ngày để được ghép tim trong khi sống nhờ vào tim nhân tạo BiVACOR. Đầu tháng này, bệnh nhân được cấy ghép tim từ người cho chết não hiến tặng và đang phục hồi tốt.
Tiến sĩ Paul Jansz - Bác sĩ phẫu thuật tim mạch chia sẻ: "Đây thực sự là một bước tiến đáng kinh ngạc. Thiết bị này đã được nghiên cứu và phát triển suốt 20 năm nay, hoàn toàn mới lạ, là một phát minh vĩ đại, quan trọng nhất là nó hoạt động hiệu quả. Việc chúng tôi có thể sử dụng tim nhân tạo giúp bệnh nhân duy trì sự sống là một điều vô cùng ý nghĩa”.
Trái tim nhân tạo toàn phần được thiết kế như một giải pháp tạm thời giúp bệnh nhân duy trì sự sống cho đến khi được ghép tim. Tuy nhiên, mục tiêu dài hạn của nhà phát minh tim nhân tạo là biến thiết bị này thành một giải pháp thay thế vĩnh viễn.
Tiến sĩ Daniel Timms - Nhà phát minh tim nhân tạo BiVACOR cho biết: "Bệnh nhân đã sử dụng thiết bị này trong 104 ngày trước khi được ghép tim, trong thời gian đó, bệnh nhân còn được xuất viện. Đây là lần đầu tiên trên thế giới chúng tôi đạt được thành tựu này. Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường, và anh ấy đã đạt được điều đó sau khi xuất viện. Điều này mang lại cho chúng tôi hy vọng lớn rằng trong tương lai, bệnh nhân sẽ không cần phải ghép tim nữa, mà có thể sống suốt đời với tim nhân tạo”.
Bệnh viện St Vincent’s cho biết, BiVACOR là một thiết bị được làm từ titan, không có van, sử dụng công nghệ lực nâng từ trường để mô phỏng cách thức tim bơm máu đi khắp cơ thể.
Hiện tại, mỗi năm có hơn 23 triệu người mắc chứng suy tim nhưng chỉ khoảng 6.000 người được ghép tim. BiVACOR được kỳ vọng sẽ đóng vai trò như một cầu nối giúp bệnh nhân sống sót cho đến khi có tim hiến tặng. Các chuyên gia kỳ vọng rằng, trong vòng một thập kỷ tới, công nghệ này sẽ trở thành lựa chọn thay thế cho những bệnh nhân không thể chờ đợi tim hiến tặng.
Ứng dụng kỹ thuật ECMO trong hồi sức cấp cứu là những kiến thức chuyên môn mới vừa được Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn phối hợp với Hội Hồi sức cấp cứu và Chống độc Hà Nội cùng các tỉnh phía Bắc chia sẻ kinh nghiệm.
Từng mang nỗi ám ảnh suốt 10 năm trời vì căn bệnh thoái hoá khớp gối hành hạ mỗi ngày, nhưng giờ đây, người phụ nữ hơn 50 tuổi đã có thể tự tin bước đi, không còn phải phụ thuộc vào thuốc giảm đau. “Phép màu” đó mang tên PRP - liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu.
Cục An toàn Thực phẩm đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả đang xuất hiện trên thị trường.
Đã có 11/42 bệnh viện công lập của Hà Nội đã triển khai bệnh án điện tử, áp dụng đón tiếp khám chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chip, tích hợp VNeID thay thế thẻ BHYT truyền thống.
Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện là cơ hội để các đơn vị tự nhìn nhận, phát huy năng lực, nâng cao chất lượng hoạt động, tăng sự hài lòng của người dân đối với hệ thống y tế Thủ đô.
Không phải thuốc nhưng lại thường xuyên được tư vấn mua; không có tác dụng điều trị nhưng lại chiếm phần lớn chi phí của người bệnh - thực phẩm chức năng đang âm thầm trở thành gánh nặng không nhỏ cho những người bệnh, đặc biệt là người nghèo.
0