Tìm ra kháng sinh mới tiêu diệt siêu vi khuẩn kháng thuốc
Theo nghiên cứu của nhóm nhà khoa học thuộc Đại học Harvard (Mỹ) và Công ty Chăm sóc Sức khỏe Hoffmann-La Roche (Thụy Sĩ), loại kháng sinh mới,- Zosurabalpin chứng tỏ khả năng tiêu diệt hiệu quả đối với hơn 100 mẫu bệnh phẩm được thử nghiệm lâm sàng. Các nhà nghiên cứu cho biết loại kháng sinh này làm giảm đáng kể lượng vi khuẩn ở chuột bị viêm phổi do CRAB gây ra và cũng ngăn nguy cơ tử vong ở chuột bị nhiễm trùng máu do vi khuẩn này.
TS Kenneth Bradley - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu bệnh truyền nhiễm toàn cầu thuộc công ty Hoffmann-La Roche cho biết, kháng sinh Zosurabalpin là cách tiếp cận mới, cả về hợp chất cũng như cơ chế tiêu diệt vi khuẩn. Các tác giả lưu ý thuốc Zosurabalpin đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một để đánh giá độ an toàn, khả năng dung nạp, cũng như tác dụng dược lý ở người.
CRAB là loại vi khuẩn được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại vào nhóm “cực kỳ nguy hiểm” bởi nó có khả năng kháng kháng sinh cực mạnh và chống lại nhiều biện pháp điều trị hiện có. Do đó, trong hơn 50 năm qua, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ chưa thể cấp phép loại kháng sinh mới nào có thể tiêu diệt được CRAB.
Vi khuẩn Acinetobacter baumannii (CRAB) là loại vi khuẩn dễ lây nhiễm trong môi trường bệnh viện. Chúng có thể lây truyền qua các giọt bắn bay lơ lửng trong không khí hay qua các bề mặt. Tuy nhiên, đường lây phổ biến nhất là qua bàn tay chưa được vệ sinh kỹ, theo trang nghiên cứu y học ScienceDirect.
Vi khuẩn này có thể tồn tại trong khoảng thời gian dài trên các thiết bị dùng chung. Ngoài gây ra các bệnh truyền nhiễm về máu, CRAB còn gây bệnh cho phổi và đường tiết niệu. Loại vi khuẩn này là mối đe dọa lớn với các bệnh viện, viện dưỡng lão và những bệnh nhân đang lệ thuộc vào máy trợ thở, máy lọc máu. Chúng cũng gây nguy hiểm cho những người có vết thương hở sau phẫu thuật. Số liệu thống kê cho thấy 20% số ca bệnh tại các khoa chăm sóc đặc biệt trên thế giới nhiễm vi khuẩn này.
Những đối tượng dễ bị vi khuẩn CRAB tấn công nhất là những người có hệ miễn dịch suy yếu và trẻ sinh non. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem vi khuẩn kháng thuốc là mối đe dọa lớn cho sức khỏe toàn cầu. Do đó, tìm ra thuốc kháng sinh là nhu cầu khẩn cấp./.
(Tổng hợp)
Trong bối cảnh ngành y tế còn nhiều khó khăn như thiếu nhân lực, chưa đồng bộ ở các tuyến điều trị, việc ứng dụng công nghệ cao giúp rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí, giúp nhiều người bệnh có cơ hội được khám chữa bệnh ở giai đoạn sớm.
Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như: các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản. Sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm.
100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
0