Tín dụng chính sách giúp giảm nghèo bền vững

Năm 2024, nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn Hà Nội đã tăng 226% so với năm 2014, hỗ trợ hiệu quả cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách.

Trước đây, do không có vốn nên gia đình ông Cấn Văn Giáo ở xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ và trồng cây giá trị thấp.

Được tiếp sức 100 triệu đồng từ chương trình vốn vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạch Thất, gia đình ông Giáo đã trồng bưởi, doanh thu mỗi năm đạt hàng trăm triệu đồng và vươn lên trở thành hộ gia đình có kinh tế khá.

Ông Cấn Văn Giáo chia sẻ: ''Ngân hàng Chính sách của huyện đã giúp đỡ gia đình tôi vay số vốn để con tôi đi học, bên cạnh vay vốn sinh viên, chúng tôi còn được vay vốn cải thiện việc làm trong gia đình''.

Gia đình ông Cấn Văn Giáo trồng bưởi, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng.

Là một trong những huyện miền núi khó khăn nhất của Thủ đô, cấp ủy, chính quyền huyện Ba Vì đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình  tín dụng chính sách xã hội từ khâu rà soát, xác nhận đối tượng, đến phân bổ nguồn vốn cho vay, kiểm tra giám sát, hướng dẫn sử dụng vốn vay hiệu quả.

Hiện, tổng dư nợ trên địa bàn huyện đạt trên 1.000 tỷ đồng, gần 67.000 lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn.

Ông Nguyễn Tiến Tha, Chủ Tịch UBND xã Minh Quang, huyện Ba Vì, cho hay: ''Hàng năm chúng tôi họp rà soát đối tượng, phân bổ, tư vấn về cách thức phát triển kinh tế cho từng người dân, trên cơ sở đó thì đồng vốn này vận hành rất là trơn tru''.

 Rà soát đối tượng, phân bổ, tư vấn về cách thức phát triển kinh tế cho tường người dân.

Hà Nội hiện đang thực hiện 19 chương trình tín dụng chính sách. Hàng năm, HĐND - UBND các cấp bổ sung nguồn vốn ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Nguồn vốn địa phương ủy thác tăng gấp 7,9 lần trong 10 năm qua.

Tổng nguồn vốn hoạt động tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố đạt trên 15.400 tỷ đồng, tăng 226% so với năm 2014. Đã hỗ trợ cho trên 1 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách trong sản xuất, kinh doanh, học tập...

Các chương trình tín dụng chính sách đóng góp quan trọng trong giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Đã hỗ trợ cho trên 1 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách trong sản xuất, kinh doanh, học tập...

Ông Phạm Văn Quyết - Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Hà Nội, cho biết: ''10 năm vừa qua đã được các cấp các ngành đánh giá cao, đây là tiền đề và động lực rất quan trọng để chi nhánh tiếp tục triển khai tín dụng chính sách trong thời gian tiếp theo, góp phần thực hiện thành công nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp cũng như thực hiện mục tiêu chương trình, kế hoạch của thành phố''.

hinh anh tac gia

thanhnga.nguyen76@daihanoi.vn

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tính đến hết năm 2023, cả nước có khoảng 93,6 triệu người tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT), với tỷ lệ bao phủ đạt gần 93,35% dân số.

Từ 1/7, người dân làm thẻ căn cước mẫu mới sẽ được lấy dữ liệu về mống mắt; riêng giọng nói, ADN ai có nhu cầu sẽ được thu thập thông tin này.

Từ ngày 1/1/2025, GPLX sẽ có 12 điểm, số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Trong trường hợp bị trừ hết điểm, người dân có thể khôi phục lại điểm số của mình bằng những cách dưới đây.

Từ ngày 1/7, khi cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra giấy phép lái xe, người dân có thể xuất trình giấy phép lái xe, đăng ký xe qua ứng dụng VNeID. Đây là điểm mới trong quy định theo Thông tư 28 được Bộ Công an ban hành.

Cũng trong phiên làm việc ngày 1/7, HĐND thành phố đã nghe trình bày tờ trình đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô.

Bắt đầu từ 1/7, tất cả những khách hàng có giao dịch chuyển tiền trực tuyến trên 10 triệu đồng/lần hoặc lũy kế trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực khuôn mặt với mẫu khớp với cơ sở dữ liệu tập trung về dân cư.